NHỮNG YÊU CẦU ĐỂ HẠN CHẾ NGUY CƠ TUYỆT CHỦNG TRONG VÒNG 100 NĂM
Quần thể nuôi nhốt sẽ cung cấp một giải pháp thích hợp nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng chỉ khi nguy cơ tuyệt chủng của chính nó đủ thấp; P (Ex) = 0,00 là ngưỡng được chọn cho các phân tích này. Theo nguyên tắc chung, quần thể lớn hơn sẽ ít gặp rủi ro hơn nhưng một số yếu tố khác có thể sẽ ảnh hưởng đến điều này, bao gồm: thời lượng của chương trình (quần thể lớn hơn sẽ cần khoảng thời gian dài hơn); khả năng tăng trưởng quần thể (và khả năng phục hồi); và tính nhạy cảm đối với khả năng sinh sản cận huyết (và tác động dự kiến của yếu tố này đối với tỷ lệ sinh sản và tỷ lệ tử vong theo thời gian). Ảnh hưởng của các yếu tố này được tìm hiểu ở đây, để giúp thiết lập các ngưỡng cho kích thước tối thiểu của quần thể nuôi nhốt.
Những mô hình này tập trung vào các rủi ro tuyệt chủng trong khoảng 100 năm liên quan đến ba tốc độ tăng trưởng hàng năm khác nhau: Tích cực = 17%, khả năng tốt nhất = 12%, Tiêu cực = 7%. Các mô hình đi chệch khỏi mô hình cơ sở được mô tả ở trên về tỷ lệ con cái sinh sản (được đặt ở mức 50%, 65% và 80%) và ở mức độ nghiêm trọng cận huyết (Lethal Equivalents được đặt ở 6.29, 3.14 và 3.14). Các rủi ro tuyệt chủng khi sức tải môi trường (K) trong khoảng từ K = 20 đến K = 100 đã được ước tính. Tất cả các quần thể mô hình được bắt đầu với 20 cá thể không có quan hệ với nhau.
KẾT LUẬN.
Các quần thể được mô hình hóa có sức tải môi trường với số lượng ít hơn 30 cá thể luôn có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn 0 so với khung thời gian 100 năm, bất kể khả năng phát triển của chúng là bao nhiêu. Tất cả các quần thể được mô hình hóa với tốc độ tăng trưởng 7% cho thấy nguy cơ tuyệt chủng cao hơn 0%, bất kể giá trị nào của sức tải môi trường. Các quần thể có K = 40 cho thấy nguy cơ tuyệt chủng bằng 0 ở mức tăng trưởng 17% hàng năm nhưng lại có nguy cơ tuyệt chủng với tốc độ tăng trưởng là 12% và các quần thể có K = 50 cá thể trở lên cho thấy nguy cơ tuyệt chủng bằng 0 ở mức tăng trưởng 12% và 17% hàng năm.
Bảng 2. Rủi ro tuyệt chủng của sự kết hợp khác nhau giữa sức tải môi trường và tốc độ tăng trưởng quần thể hàng năm. Màu hồng cho biết các kịch bản không thành công (ví dụ p(Ex) > 0,00)
Biểu đồ 2. : Biểu đồ thể hiện những thay đổi của nguy cơ tuyệt chủng trong vòng 100 năm, đối với các quần thể được phép phát triển với các sức tải môi trường khác nhau, với ba tốc độ tăng trưởng khác nhau (17%, 12% và 7%). Tốc độ tăng trưởng Sức tải môi trường (K) 17% 12% 7% 20 0.14 0.40 0.99 30 0.01 0.05 0.89 40 0.00 0.02 0.71 50 0.00 0.00 0.51 60 0.00 0.00 0.36 70 0.00 0.00 0.32 80 0.00 0.00 0.30 90 0.00 0.00 0.30 100 0.00 0.00 0.30