Vạt đùi trƣớc ngoài lần đầu tiên đƣợc Song cùng cộng sự mô tả năm 1984. Vạt có cuống mạch là động mạch mũ đùi ngoài với độ dài cuống mạch vạt 8-12 cm, đƣờng kính động mạch khoảng 2mm. Vạt đƣợc sử dụng rộng rãi tạo hình khuyết hổng vùng hàm mặt [125]. Wei F.C (2010) đã lựa chọn vạt đùi trƣớc ngoài là chất liệu đầu tay trong tạo hình khuyết hổng phần mềm. Tác giả đã sử dụng 2480 vạt đùi trƣớc ngoài để tạo hình khuyết hổng tổ chức vùng hàm mặt, chủ yếu sau cắt ung thƣ [126]. Loreti (2008), Camaiioni (2008) đã có những nghiên cứu sử dụng vạt đùi trƣớc ngoài làm mỏng trong tạo hình khuyết hổng khoang miệng [29, 83, 88].
Marco (2011) nhận xét kết quả tạo hình khuyết hổng khoang miệng sau cắt ung thƣ bằng vạt đùi trƣớc ngoài tƣơng đƣơng vạt cẳng tay quay. Tuy nhiên vùng lấy vạt ở đùi không để lại biến chứng nhƣ vùng cẳng tay [73]. Engel H. (2010), Jeong W.H (2017), Nguyễn Anh Khôi (2019) nhận xét vạt đùi trƣớc ngoài thích hợp trong việc tạo hình lƣỡi, thẩm mỹ cao và chức năng lƣỡi cải thiện tốt [46, 65, 74].
Hình 1.15: Vạt đùi trước ngoài [125].
Ƣu điểm: vạt có thể lấy với diện tích rộng, có thể lấy kèm cơ để tạo hình lấp đầy khuyết hổng sàn miệng. Cuống mạch dài, thích hợp nối mạch vi phẫu. Nơi cho vạt thƣờng không bị biến chứng [75].
Nhƣợc điểm: chất lƣợng da vạt dầy không phù hợp với niêm mạc trong khoang miệng, vạt thƣờng có lông gây cảm giác khó chịu cũng nhƣ ảnh hƣởng tới khả năng nhai nuốt của bệnh nhân [126].
Về tiêu chuẩn đánh giá tạo hình khuyết hổng khoang miệng bằng vạt tự do tác giả Nguyễn Anh Khôi [74] năm 2019 chia thang điểm về phục hồi chức năng lƣỡi sau tạo hình. Với chức năng nói tác giả chia thang điểm từ 0-4 : 0đ – nói nghe không hiểu; 1đ – nói nghe khó hiểu; 2đ – nói có thể hiểu đƣợc nhƣng phải qua giao tiếp trực tiếp; 3đ – nói hiểu đƣợc đôi khi phải nói lặp lại; 4đ – nói nghe hiểu tốt. Với chức năng nuốt tác giả chia thang điểm từ 1-7: 1đ – không nuốt đƣợc; 2đ – ăn qua sonde và nuốt đƣợc ít nƣớc; 3đ – ăn qua
sonde với thức ăn mềm và nƣớc; 4đ – ăn thức ăn sánh; 5đ – ăn đƣợc ít thức ăn dạng sánh và mềm; 6đ – ăn thức thức ăn mềm; 7đ – ăn bình thƣờng.
Tác giả Engel H [65] đánh giá kết quả tạo hình khoang miệng với các tiêu chí về chức năng nói, chức năng nuốt và thẩm mỹ. Trong đó chức năng nói : 1đ – không nói đƣợc, 2đ – nói nghe không hiểu, 3đ – nói ngọng hiểu đƣợc, 4đ – nói bình thƣờng; chức năng nuốt : 1đ – ăn qua sonde, 2đ – ăn dạng lỏng, 3đ – ăn mềm, 4đ – ăn bình thƣờng và chức năng thẩm mỹ : 1đ – kém, 2đ – khá, 3đ – tốt, 4đ – rất tốt.