Năm 1982, Song và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu thấy rằng vạt da cánh tay ngoài đƣợc nuôi dƣỡng bằng động mạch vách da (Septocutaneous artery flap) và coi đây nhƣ một vạt tự do có thể dùng để che phủ khuyết phần mềm vùng đầu cổ [110]. Năm 1984, Katsaros J và cộng sự [70] đã tiến hành khảo sát giải phẫu vạt cánh tay ngoài trên 20 tiêu bản xác tƣơi và 12 tiêu bản xác bảo quản bằng cách tiêm xanh methylene, dung dịch latex vàng và chất cản quang Renograffin vào động mạch cánh tay sâu. 100% các trƣờng hợp có hiện diện của động mạch bên quay sau và có từ 4 đến 5 nhánh xuất phát từ trục mạch này đi trong vách liên cơ ngoài lên da. Diện tích ngấm mầu trên da đo đƣợc 8 x 10 cm đến 14 x 15 cm.
a- ĐM cánh tay sâu, b- ĐM bên quay trước, c- ĐM bên quay sau.
Năm 1987, Rivet D và cộng sự [103] dựa theo vị trí chia nhánh của động mạch bên quay, tác giả đã đƣa ra các kiểu chia nhánh sau:
a) Chia nhánh xa (Distal Bifurcation):
Động mạch bên quay đi cùng với thần kinh quay đến chỗ gân của cơ rộng ngoài - cơ tam đầu thì chọc thủng qua vách liên cơ ngoài để đi xuống dƣới và ra trƣớc, đến bờ trên cơ cánh tay quay, động mạch bên quay chia ra hai nhánh trƣớc và sau. Nhánh trƣớc tiếp tục theo thần kinh quay đi xuống dƣới và ra trƣớc giữa hai cơ cánh tay trƣớc và cơ cánh tay quay. Nhánh sau đi vào vách liên cơ ngoài giữa cơ cánh tay quay và cơ tam đầu, sau đó chạy về hƣớng mấu lồi cầu ngoài xƣơng cánh tay và tách ra 2 - 3 nhánh tận cân - da cấp máu cho da mặt ngoài cánh tay.
b)Chia nhánh giữa (InterMediate Bifurcation):
Ngay sau khi xuyên qua vách liên cơ ngoài, động mạch bên quay chia ra hai nhánh trƣớc và sau ở ngang chỗ thấp nhất của điểm bám cơ delta trên xƣơng cánh tay. Tuy nhiên vị trí chia nhánh này có thể dao động nằm trong khoảng 2cm phía trên và dƣới điểm bám cơ delta trên xƣơng cánh tay.
c) Chia nhánh gần (Proximal Bifurcation):
Động mạch bên quay chia ra hai nhánh trƣớc và sau ngay trong rãnh xoắn xƣơng cánh tay trƣớc khi đâm xuyên qua vách liên cơ. Nhánh trƣớc đi cùng với thần kinh quay để ra khu trƣớc cánh tay. Nhánh sau đi giữa cơ rộng ngoài và cơ rộng trong của cơ tam đầu rồi đi vào vách liên cơ ngoài ở 1/3 dƣới cánh tay và trở thành động mạch của vạt.
d)Không có chia nhánh (Absent Bifurcation):
Động mạch bên quay đi cùng với thần kinh quay xuống dƣới và ra trƣớc, khi đến bờ trên của nguyên ủy cơ cánh tay quay thì động mạch không chia
thành hai nhánh trƣớc và sau mà động mạch bên quay tách khỏi thần kinh quay để đi vào vách liên cơ ngoài và trở thành động mạch của vạt. Ngoài ra còn có 1 nhánh động mạch nhỏ đƣợc tách ra từ động mạch bên quay để cấp máu cho dây TK quay.
e) Chia nhánh đôi (Double Bifurcation):
Đây là sự chia nhánh cao trƣớc vách vì thế có thể thấy hai động mạch tồn tại riêng biệt trong vách liên cơ ngoài. Do đó trong quá trình phẫu tích, nếu có làm tổn thƣơng một động mạch thì cũng không ảnh hƣởng nhiều tới nguồn nuôi của vạt.
Hình 1.19: Chia nhánh của động mạch bên quay [103].
Năm 1990, Yousif N.J [131] nghiên cứu 25 xác tƣơi đƣợc bơm thuốc cản quang thấy trung bình có 1,8 nhánh xuyên cân trƣớc vạt và 2,3 nhánh xuyên cân sau vạt. Diện tích vạt trên xác tƣơi là 15cm x 9cm và trên lâm sàng là 12cm x 9cm. Cuống vạt có chiều dài trung bình là 7,8cm, đƣờng kính động mạch trung bình là 2mm phù hợp nối mạch bằng kỹ thuật vi phẫu.
Năm 1991, Kuek L.B [78] nghiên cứu mở rộng vạt da - cân cánh tay ngoài. Tác giả bơm Xanh methylen và Latex váo cuống mạch thấy có sự nối thông giữa nhánh động mạch bên quay sau với nhánh quặt ngƣợc liên cốt sau do đó có lấy vạt xuống dƣới lồi cầu ngoài 12cm.
Hình 1.20: Vạt cánh tay ngoài nguyên bản – Vạt mở rộng [78]
Cùng năm 1991, Katsaros [69] có báo cáo sử dụng 150 vạt cánh tay ngoài che phủ các khuyết hổng nhỏ và vừa, trong đó có 18 trƣờng hợp chia vạt làm đôi để tăng bề rộng để che phủ các khuyết hổng lớn.
Hình 1.21: Vạt chia đôi và tăng chiều rộng vạt cánh tay ngoài: a, Chia vạt; b, Xoay vạt 180°; c; Chập hai vạt làm rộng diện tích [69].
Hennerbichler A (2003), Kun Hwang (2005), Chang E (2016) nghiên cứu tiêu bản cánh tay bằng cách bơm latex vào cuống mạch, kết quả cho thấy nguyên ủy của động mạch bên quay sau là động mạch bên quay, luôn hiện diện 3 nhánh xuyên lên da. Mạch xuyên thứ nhất cách điểm bám cơ delta 7,21,0 cm, mạch xuyên thứ hai là 9,91,2 cm, mạch xuyên thứ ba là 11,80,8 cm. Nếu tính trong khoảng từ điểm bám cơ delta đến lồi cầu ngoài
thì vị trí các nhánh lần lƣợt là 0,44; 0,61 và 0,72. Cuống mạch vạt dài trung bình 7,01,1 cm. Các tác giả đƣa ra kết luận có thể lấy vạt theo các mạch xuyên và ứng dụng trên lâm sàng [31, 57, 62].
Hình 1.22: Vị trí các nhánh xuyên lên da vùng cánh tay ngoài [31]
Năm 2003, Haas F [55] nghiên cứu trên 30 tiêu bản xác tƣơi cho thấy ngoài các nhánh xuyên qua vách da, có 60% tiêu bản có các nhánh đi vào xƣơng cánh tay ở vị trí cách lồi cầu ngoài từ 4-5 cm và có thể lấy vạt xƣơng kích thƣớc 10 x 2 x 1 cm để tạo hình các khuyết xƣơng nhỏ nhƣ xƣơng bàn tay, bờ hốc mắt, gò má…
Hình 1.23: Sự phân bố các nhánh của động mạch bên quay vào vạt CTN [57].
Năm 2010, Souza FI [113] nghiên cứu giải phẫu trên 13 xác tƣơi sử dụng kỹ thuật Y - V để kéo dài cuống ngoại vi dựa trên vòng nối của động mạch bên quay với động mạch quặt ngƣợc gian cốt. Tác giả cho thấy có thể kéo dài cuống mạch tới 9-17 cm so với điểm bám cơ delta.
Hình 1.24: Sơ đồ kỹ thuật Y - V làm dài cuống mạch [113].
Năm 2015, Busnardo cùng cộng sự [26] so sánh giải phẫu các vạt đùi trƣớc ngoài, vạt bả bên bả và vạt cánh tay ngoài. Tác giả có nhận xét vạt cánh tay ngoài có độ dài cuống mạch (9,8 ±1,65 cm) ngắn và đƣờng kính động mạch (2,37 ±0,69 mm) nhỏ hơn so với 2 vạt còn lại, tuy nhiên vạt cánh tay ngoài có độ dày (6,32 ± 2,33 mm) mỏng hơn so với 2 vạt còn lại.
Tại Việt Nam, năm 2008 Trƣơng Uyên Cƣờng và cộng sự đã có nghiên cứu giải phẫu 24 vạt cánh tay ngoài trên ngƣời Việt trƣởng thành, xác định mạch nuôi vạt là động mạch bên quay sau, một nhánh của động mạch bên quay, cuống mạch luôn có 1 động mạch và hai tĩnh mạch tùy hành. Đƣờng kính động mạch 1,38±0,2 mm và tĩnh mạch 1,59±0,2 mm, độ dài cuống mạch 5,96±0,68 cm [3]. Năm 2014, Vũ Minh Hiệp và cộng sự [6] cũng có nghiên cứu tƣơng tự về giải phẫu vạt cánh tay ngoài trên ngƣời Việt, có đi sâu vào nghiên cứu mở rộng vạt cánh tay ngoài. Năm 2015, Nguyễn Huy Cảnh công bố kết quả nghiên cứu giải phẫu vạt cánh tay ngoài trên 37 tiêu bản xác bảo quản và xác tƣơi, đi sâu vào các nhánh nuôi xƣơng ở phần ngoài 1/3 dƣới của xƣơng cánh tay và ứng dụng trong tạo hình các khuyết xƣơng nhỏ vùng hàm mặt. Tác giả cho rằng vạt cánh tay ngoài có cuống mạch hằng định với đƣờng kính động mạch 1,26 mm, tĩnh mạch tuỳ hành 1,5 mm và chiều dài cuống mạch trung bình 7,75 cm [2].