3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái
Ứng dụng lai tạo để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái khá phổ biến trong chăn nuôi công nghiệp ở nước ta. Một số tổ hợp lai khác nhau đã được tạo ra theo từng giai đoạn phát triển của của ngành chăn nuôi và đặc thù cho các vùng miền khác nhau của đất nước. Các công thức lai giữa lợn ngoại với lợn nội, giữa lợn ngoại và lợn ngoại đã được nghiên cứu rộng rãi và có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất sinh sản trong chăn nuôi lợn ở nước ta. Nhiều tổ hợp lai 2 và 3 giống làm nái sinh sản cho kết quả sinh sản tốt.
Ở miền Bắc, việc lai giữa hai giống lợn ngoại với lợn nội hay ngoại với ngoại đã được tiến hành từ năm 1960. Hai giống ngoại thường được sử dụng là Landrace và Yorkshire và giống nội phổ biến là Móng Cái. Cho đến nay, lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) hay F1(Yorkshire × Landrace) và F1(Yorkshire × Móng Cái) hay F1(Landrace × Móng Cái) là các đối tượng lợn nái khá phổ biến trong chăn nuôi lợn ở nước ta.
Nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng sinh sản của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) hay F1(Yorkshire × Landrace) nuôi trong điều kiện công nghiệp hoặc bán công nghiệp được phối với các dòng, giống đực khác nhau đều có sức sinh sản tốt (Nguyễn Ngọc Phục và cs., 2009 [43]; Lê Đình Phùng, 2009 [44]; Lê Đình Phùng và Đậu Thị Tương, 2012 [45]; Lê Đình Phùng và cs., 2011 [48]). Lê Đình Phùng (2009) [44] cho biết, lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) nuôi trang trại tại Quảng Bình có số con sơ sinh là 10,31 con/ổ, khối lượng sơ sinh đạt 1,34 kg/con, khối lượng cai sữa lúc 23 ngày tuổi đạt 5,88 kg/con, khối lượng lợn con/nái/năm đạt 134,65 kg/nái/năm. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Phục và cs (2009) [43] cho thấy, nái lai F1(Landrace × Yorkshire), F1(Yorkshire × Landrace) và lợn nái VCN22 (lợn nái bố mẹ có nguồn gốc PIC) có năng suất sinh sản tốt hơn so với nái Landrace, Yorkshire nuôi trong điều kiện trang trại. Lê Đình Phùng và Đậu Thị Tương (2012) [45] cho biết, các chỉ tiêu sinh lý sinh sản như tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của lợn nái lai F1(Landrace × Yorkshire) không có sự sai khác khi được phối với các đực giống Landrace, Yorkshire, Omega, PIC337. Tuy nhiên, số con sơ sinh còn sống và số con cai sữa của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) khi được phối với đực thuộc dòng PIC337 và PIC408 cao hơn so với khi được phối với đực Landrace, Yorkshire hay
Omega. Lê Đình Phùng và cs (2016) [50] cho rằng, sử dụng dòng đực PIC280 và PIC399 phối với lợn nái F1(Landrace × Yorkshire) cho kết quả tương đương hay cao hơn so với các lợn đực truyền thống khác về năng suất sinh sản trong điều kiện chăn nuôi lợn nái công nghiệp ở Quảng Bình.
Nghiên cứu của nhiều tác giả về khả năng sinh sản của F1(Yorkshire × Móng Cái) hay F1(Pietran × Móng Cái) nuôi trong điều kiện bán công nghiệp có khả năng sinh sản tốt (Đặng Vũ Bình và cs., 2008 [1]; Phùng Thăng Long, 2006 [30]; Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh, 2010 [63]). Kết quả nghiên cứu Đặng Vũ Bình và cs (2008) [1], về năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(Yorkshire × Móng Cái) phối với tinh đực giống Duroc, Landrace và PiDu cho kết quả số con đẻ ra/ổ cao nhất ở công thức lai Landrace × (Yorkshire × Móng Cái) là 12,80 con, tiếp đến là công thức lai Duroc × (Yorkshire × Móng Cái) là 12,35 con, thấp nhất là công thức lai PiDu × (Yorkshire × Móng Cái) là 11,44 con. Kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010) [63], đánh giá khả năng sản xuất của các tổ hợp lợn lai giữa nái F1(Yorkshire × Móng Cái) với đực giống Duroc, Landrace và F1(Landrace × Yorkshire) nuôi tại Bắc Giang. Kết quả cho biết, lợn nái F1(Yorkshire × Móng Cái) khi phối với đực giống Duroc, Landrace và F1(Landrace × Yorkshire) đều cho năng suất sinh sản tốt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ ở khu vực miền núi tỉnh Bắc Giang. Phùng Thăng Long (2006) [30] cho biết, Khả năng sinh sản của lợn nái F1(Yorkshire × Móng Cái) và F1(Pietrain × Móng Cái) nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế có số con sơ sinh/ổ lần lượt là 11,97 và 12,37 con/ổ; số cai sữa là 10,83 và 11,20 con/ổ; khối lượng sơ sinh là 0,87 và 0,88 kg/con; khối lượng cai sữa (30 ngày tuổi) là 5,82 và 5,97 kg/con. Phùng Thăng Long và cs (2011) [33] kết luận rằng, lợn nái có 1/4 giống Móng Cái có năng suất sinh sản cao hơn so với lợn nái có 1/2 giống Móng Cái. Đặc biệt, con lai có 1/8 giống Móng Cái có khối lượng sơ sinh, khối lượng lúc 30 ngày tuổi cao hơn và tăng khối lượng nhanh hơn.
1.4.2.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng lai giống nâng cao năng suất, chất lượng thịt
Hiện nay, nhu cầu của thị trường về thịt lợn có chất lượng cao ngày càng tăng, nên hướng nghiên cứu nâng cao chất lượng thịt đang được quan tâm. Các tính trạng thuộc năng suất và chất lượng thịt lợn phụ thuộc vào các tổ hợp lai. Do đó, đã có nhiều
nghiên cứu về năng suất và chất lượng thịt trên các nhóm công thức lai 2, 3, 4 và 5 giống khác nhau là khá phổ biến trong ngành chăn nuôi công nghiệp ở nước ta.
Sinh trưởng của lợn lai nuôi thịt
Theo Đoàn Văn Soạn (2017) [53] cho biết, tăng khối lượng trung bình trong thời gian nuôi 60 - 160 ngày của lợn thương phẩm 3 giống Duroc × (Landrace × Yorkshire) đạt 778,10 g/ngày thấp hơn lợn lai 4 giống PiDu × (Landrace × Yorkshire) đạt 788,18 g/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn ở tổ hợp lai Duroc × (Landrace × Yorkshire) đạt 2,49 cao hơn tổ hợp lai PiDu × (Landrace × Yorkshire) đạt 2,47.
Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn lai thương phẩm trên nền nái F1(Yorkshire × Landrace) ở vùng Hà Nam và Hải Dương, Ngô Thị Kim Cúc và Nguyễn Văn Trung (2018) [13] cho biết, khả năng sinh trưởng của đàn lợn thương phẩm cao nhất ở nhóm sử dụng đực Duroc × (Pietrain × Duroc) (760,21 g/ngày) sau đó đến nhóm sử dụng đực F1(Duroc × Pietrain) (754,13 g/ngày) và thấp nhất ở nhóm sử dụng đực F1(Duroc × Landrace) (729,45 g/ngày). Hệ số chuyển hóa thức ăn, nhóm sử dụng đực Duroc × (Pietrain × Duroc) và F1(Duroc × Pietrain) đạt thấp nhất (2,61 và 2,65) và nhóm sử dụng đực F1(Duroc × Landrace) đạt cao nhất 2,74.
Kết quả Lê Bá Chung và cs (2017) [12] cho biết, khả năng tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn của lợn F1(Duroc × Landrace) tương ứng là (784,88 g/ngày và 2,75), (Duroc × Pietrain) × Landrace (768,28 g/ngày và 2,86), (Duroc × Landrace) × Landrace (749,66 g/ngày và 2,63).
Phạm Thị Đào và cs (2013) [17] công bố, khả tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn của các lợn lai PiDu25 × (Landrace × Yorkshire), PiDu50 × (Landrace × Yorkshire) và PiDu75 × (Landrace × Yorkshire) lần lượt là 829,42 g/ngày, 797,78 g/ngày và 765,79 g/ngày và hệ số chuyển hóa thức ăn thấp lần lượt là 2,31; 2,33 và 2,38.
Hoàng Lương và cs (2016) [35] cho biết, sự sai khác về tăng khối lượng giữa hai tổ hợp lợn lai Pi4 × Galaxy300 (865,00 g/ngày) và Maxter16 × Galaxy300 (908,00 g/ngày) trong giai đoạn nuôi từ 60 - 130 ngày tuổi, nhưng không sai khác về hệ số chuyển hóa thức ăn ở mức thấp là 2,60.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs (2008) [2] cho thấy, con lai giữa đực PiDu với nái F1(Yorkshire × Móng Cái) có khả năng tăng khối lượng trung bình hàng ngày (656,74 g/ngày) thấp hơn, nhưng hệ số chuyển hóa thức ăn (2,84) lại cao hơn so
với khi lai với đực Duroc (673,60 g/ngày và 2,81) và lai với đực Landrace (679,48 g/ngày và 2,74).
Nguyễn Văn Trung và Ngô Thị Kim Cúc (2017) [65] cho biết, khả năng tăng khối lượng của đàn lợn thương phẩm của nái F1(Yorkshire × Móng Cái) đạt cao nhất ở nhóm sử dụng đực (Duroc × Pietrain) × Duroc (687,56 g/ngày), sau đó đến sử dụng đực F1(Duroc × Pietrain) (676,01 g/ngày) và thấp nhất ở nhóm sử dụng đực F1(Duroc × Landrace) (655,45 g/ngày), hệ số chuyển hóa thức ăn đạt lần lượt là 2,46; 2,49 và 2,48.
Gần đây, các giống đực thuộc dòng PIC như PIC399, PIC280 của tập đoàn PIC của Hoa Kỳ cũng đã được nhập nội và bước đầu sử dụng tại một số cơ sở chăn nuôi lợn công nghiệp ở nước ta. Các dòng này vượt trội về khả năng tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp. Kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng và cs (2015) [49] cho thấy, tổ hợp lợn lai PIC280 × (Landrace × Yorkshire) và PIC399 × (Landrace × Yorkshire) trong giai đoạn nuôi từ 60 - 150 ngày tuổi, có khả năng tăng khối lượng trung bình lần lượt 765,00 g/ngày và 879,00 g/ngày, hệ số chuyển hóa thức ăn lần lượt là 2,74 và 2,61.
Năng suất và chất lượng thịt của lợn lai nuôi thịt
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010) [58] cho thấy, tỷ lệ thịt móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ nạc của lợn lai 4 giống PiDu × (Landrace × Yorkshire) cao hơn so với lợn lai 2 và 3 giống Landrace × (Landrace × Yorkshire), Duroc × (Landrace × Yorkshire) và chất lượng thịt của các lợn lai này đều đạt chất lượng bình thường.
Phan Xuân Hảo và cs (2009) [24] cho biết, lợn thương phẩm 4 giống PiDu × (Landrace × Yorkshire) có khối lượng thịt móc hàm, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn con lai 3 giống (PiDu × Landrace) mặc dù tuổi giết thịt thấp hơn 2,35 - 3,45 ngày.
Kết quả công bố của Đoàn Văn Soạn (2017) [53], tổ hợp lợn lai 3 giống Duroc × (Landrace × Yorkshire) có tỷ lệ thịt móc hàm (72,38%), tỷ lệ thịt xẻ (69,60%) và diện tích cơ thăn (54,45 cm2) thấp hơn so với tổ hợp lợn lai 4 giống PiDu × (Landrace × Yorkshire) có tỷ lệ thịt móc hàm (80,52%), tỷ lệ thịt xẻ (71,04%) và diện tích cơ thăn (56,62 cm2). Trong khi đó, dày mỡ lưng cao hơn và các chỉ tiêu về chất lượng thịt như màu sắc, pH, tỷ lệ mất nước, độ dai của thịt có giá trị tương đương nhau và không có sự khác biệt rõ rệt, cả hai tổ hợp lai điều có chất lượng thịt tốt.
Kết quả khảo sát của Lê Thị Mến (2013) [38], trên 3 tổ hợp lợn lai F1(Landrace × Yorkshire), Duroc × (Landrace × Yorkshire) và Pietrain × (Landrace × Yorkshire) ở đồng bằng Sông Cửu Long. Kết quả cho biết, năng suất và phẩm chất thân thịt của lợn lai 3 giống có khuynh hướng cao hơn lợn lai 2 giống, về chất lượng thịt thì lợn lai Pietrain × (Landrace × Yorkshire) có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất.
Theo công bố của Đặng Vũ Bình và cs (2008) [2], các chỉ tiêu về năng suất thân thịt của con lai giữa đực PiDu với nái F1(Yorkshire × Móng Cái) có xu hướng cao hơn so với con lai giữa đực Duroc và Landrace với nái F1(Yorkshire × Móng Cái).
Trên đàn lợn thương phẩm của nái F1(Yorkshire × Móng Cái), tác giả Nguyễn Văn Trung và Ngô Thị Kim Cúc (2017) [65] cho biết, tỷ lệ móc hàm và tỷ lệ nạc ở nhóm sử dụng đực (Duroc × Pietrain) × Duroc và F1(Duroc × Pietrain) tương ứng là 77,37%; 78,23% và 55,23%; 56,15% cao hơn so với sử dụng đực F1(Duroc × Landrace) tương ứng là 76,89%; 54,68%; trong khi đó dày mỡ lưng sử dụng đực F1(Duroc × Landrace) (14,56 mm) cao hơn so với ở nhóm sử dụng đực (Duroc × Pietrain) × Duroc (13,59 mm) và F1(Duroc × Pietrain) (13,24 mm).
Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) [23] cho biết, tỷ lệ thịt móc hàm của tổ hợp lợn lai Omega × (Landrace × Yorkshire) và PiDu × (Landrace × Yorshire) đạt 80 - 81%; trong khi tỷ lệ nạc và diện tích cơ thăn của Omega × (Landrace × Yorkshire) cao hơn và tỷ lệ mỡ và dày mỡ lưng thấp hơn tổ hợp lai PiDu × (Landrace × Yorshire). Các chỉ tiêu chất lượng thịt như giá trị pH45, pH24, L* và tỷ lệ mất nước bảo quản không có sự sai khác giữa các tổ hợp lợn lai và đều đảm bảo chất lượng.
Kết quả nghiên cứu của Lê Đình Phùng và cs (2015) [49] cho biết, lợn lai PIC280 × (Landrace × Yorkshire) và PIC399 × (Landrace × Yorkshire) đều có năng suất thịt vượt trội so với một số tổ hợp lai phổ biến hiện nay. Tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn của PIC280 × (Landrace × Yorkshire) (2,62%) cao hơn so với PIC399 × (Landrace × Yorkshire) (1,49%), trong khi đó các đặc điểm về chất lượng thịt của hai tổ hợp lợn lai điều nằm trong giới hạn thịt bình thường.
Như vậy, trong những năm trở lại đây có rất nhiều công bố đánh giá các tính trạng năng suất và chất lượng thịt khá toàn diện trong các chương trình lai tạo với các giống đực cuối cùng như Pietrain, Duroc, PiDu,… đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng thịt và làm đa dạng về giống lợn của ngành chăn nuôi lợn ở nước ta.
1.4.2.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng giống lợn Meishan
Với mục đích khai thác vốn gen quý của lợn Meishan phục vụ lai tạo các nhóm lợn nái lai và các tổ hợp lợn lai mới có sức sản xuất cạnh tranh và xa hơn là tạo giống mới. Năm 2010, Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương tiến hành nuôi thích nghi đàn lợn có nguồn gen Meishan từ dự án DA15. Các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học và nuôi khảo nghiệm giống lợn Meishan cho thấy, giống lợn này đã thích nghi và phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam (Phạm Duy Phẩm và cs., 2014 [41]; Trịnh Hồng Sơn và cs., 2012 [56]). Với kết quả này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đàn lợn có nguồn gen Meishan là một giống mới với tên gọi VCN-MS15 và được phép sản xuất và kinh doanh tại Việt Nam. Qua gần 10 năm, giống lợn VCN- MS15 (Meishan) đã được nghiên cứu với các tỷ lệ giống VCN-MS15 khác nhau điều cho năng suất sinh sản cao, sinh trưởng tốt, tỷ lệ nạc cao và dày mỡ lưng giảm.
Kết quả nghiên cứu của Phạm Duy Phẩm và cs (2014) [41] cho biết, lợn nái VCN-MS15 qua 3 thế hệ có tuổi động dục lần đầu từ 108 đến 115,7 ngày, khối lượng động dục lần đầu từ 28,70 đến 32,40 kg, tuổi phối giống lần đầu từ 142,1 đến 152,2 ngày và khối lượng phối giống lần đầu từ 36,20 - 42,80 kg, số con sơ sinh sống từ 11,70 - 13,70 con/ổ, số con cai sữa đạt 9,06 - 12,30 con/ổ. Đinh Thị Thu Lan và Đặng Vũ Bình (2014) [29] cho biết, lợn nái VCN-MS15 nuôi ở Ninh Bình có tuổi phối giống lần đầu là 144,25 ngày, tuổi đẻ lứa đầu của lợn là 265,88 ngày, số con sơ sinh còn sống/ổ là 15,19 con, số con cai sữa/ổ là 12,88 con. Ở Thừa Thiên Huế, Lê Đức Thạo và cs (2016) [59] cho biết, lợn nái VCN-MS15 tuổi động dục lần đầu của nái VCN-MS15 là 115,47 ngày, số con sơ sinh là 15,12 con (lứa 3 - 4), số con sơ sinh còn sống là 13,71 con, số lợn con cai sữa lúc 30 ngày tuổi/lứa là 13,03 con. Phùng Thăng Long và cs (2017) [32] kết luận rằng, lợn nái VCN-MS15 và lợn nái Móng Cái nuôi trong điều kiện trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế đều có năng suất sinh sản cao, đàn lợn nái VCN- MS15 có năng suất sinh sản cao hơn đàn lợn nái Móng Cái.
Lê Đức Thạo và cs (2016) [59], đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái có 1/2 giống VCN-MS15 nuôi theo phương thức công nghiệp tại Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợn nái hậu bị 1/2 giống VCN-MS15 có tuổi động dục và tuổi phối giống lần đầu sớm tương ứng là 146,05 ngày và 181,17 ngày. Ở các lứa đẻ 3-4, lợn nái 1/2 giống VCN-MS15 có số lợn con sơ sinh/lứa là 13,64 con, số lợn con sơ sinh còn sống là 12,37 con, số lợn con cai sữa lúc 30 ngày tuổi/lứa là 12,15 con.
Nguyễn Thi Hương và cs (2018) [27], nghiên cứu năng suất sinh sản của lợn nái Landrace × (Yorkshire × VCN-MS15) qua ba thế hệ, các thế hệ được đánh giá từ lứa 1 - 4 nuôi ở Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợn cái hậu bị Landrace × (Yorkshire × VCN-MS15) có tuổi động dục và tuổi phối giống lần đầu sớm, tương ứng từ 180,7 - 183,4 ngày và từ 220,3 - 223,2 ngày. Lợn Landrace × (Yorkshire × VCN-MS15) có số con sơ sinh sống/ổ tăng dần từ thế hệ xuất phát đến thế hệ 3 lần lượt là 12,76; 12,91; 13,16; và 13,39 con, số con cai sữa/ổ lúc 23 ngày tuổi lần lượt là 11,52; 11,64; 11,97; và 11,85 con. Số lứa đẻ/nái/năm dao động từ 2,37 đến 2,39 lứa và khối lượng cai sữa/nái/năm dao động từ 169,64 đến 178,83 kg.
Nghiên cứu của một số tác giả về sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lai có 1/4 và 1/8 giống VCN-MS15 nuôi trong điều kiện công nghiệp, bán công nghiệp điều có khả năng sinh trưởng tốt, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, năng suất cao và chất lượng thịt đảm bảo (Nguyễn Thi Hương, 2018 [26]; Phùng Thăng Long và cs., 2015 [34]).
Phùng Thăng Long và cs (2015) [34], nghiên cứu ba tổ hợp lai Pietrain × (Duroc × VCN-MS15), Duroc × (Pietrain × VCN-MS15) và Landrace × (Duroc × VCN- MS15). Kết quả tăng khối lượng nhanh (620,00 - 756,00 g/ngày), hệ số chuyển hóa thức ăn thấp (2,56 - 2,63), tỷ lệ nạc/thân thịt cao (54,5 - 56,4%), dày mỡ lưng đo tại vị trí P2 ở cả ba tổ hợp lai đều thấp (12,90 - 15,80 mm), diện tích mắt thịt tương ứng là 54,74; 46,64 và 40,92 cm2. Các chỉ tiêu chất lượng thịt như giá trị pH45, pH24, màu sắc (L*, a*, b*), tỷ lệ mất nước, lực cắt và thành phần hóa học đều nằm trong giới hạn thịt bình thường. Theo Nguyễn Thi Hương (2018) [26] cho biết, tăng khối lượng của lợn đực và lợn cái Landrace × (Yorkshire × VCN-MS15) tương ứng đạt 778,40 và 746,80