3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.5.3. Lợn đực PIC280 và PIC399
Lợn đực PIC280 và PIC399 hay còn gọi là GF280 và GF399 có nguồn góc từ công ty Greenfeed Việt Nam. Công ty này, đã tiến hành nhập các dòng lợn ông bà L15 (Duroc), L62 (Pietrain), L65 (Pietrain tổng hợp) từ tập đoàn PIC, Hoa kỳ và tiến hành lai tạo ra các dòng đực PIC280 và PIC399.
- Lợn đực PIC280 được tạo ra từ dòng L15 (Duroc) cấp giống ông bà theo công thức lai: L15 × L15.
- Lợn đực PIC399 được tạo ra từ dòng L62 (Pietrain) và L65 (Pietrain tổng hợp) cấp giống ông bà theo công thức lai: L62 × L65.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG
- Lợn nái lai có 1/4 giống VCN-MS15 gồm: Lợn nái lai LDM được phối với tinh
lợn đực giống Pietrain và lợn nái lai LPM được phối với tinh lợn đực giống Duroc.
- Lợn lai thương phẩm có 1/8 giống VCN-MS15 gồm: Lợn lai DLPM, PLDM, PIC280LDM và PIC399LDM.
♂ Duroc × ♀ VCN-MS15 ♂ Pietrain × ♀VCN-MS15 ♂ Landrace × ♀(Duroc × VCN-MS15) ♂ Landrace × ♀ ( Pietrain × VCN-MS15)
♀ [Landrace × (Duroc × VCN-MS15)] (LDM) ♀ [Landrace × (Pietrain × VCN-MS15)] (LPM)
Sơ đồ 2.1. Lai tạo lợn nái lai LPM và LDM
♂ Pietrain × ♀ [Landrace × (Duroc × VCN-MS15)]
♂ Duroc × ♀ [Landrace × (Pietrain × VCN-MS15)] Pietrain × [Landrace × (Duroc × VCN -MS15)] (PLDM) Duroc × [Landrace × (Pietrain × VCN-MS15)] (DLPM)
Sơ đồ 2.2. Lai tạo lợn thương phẩm DLPM và PLDM
♂ L15 × ♀ L15 (Du × Du)
♂ L62 ×♀ L65 (Pi × Pi tổng hợp) ♂ PIC280 × ♀ [Landrace × (Duroc
× VCN-MS15)]
♂ PIC399 × ♀ [Landrace × (Duroc × VCN-MS15)] PIC280 × [Landrace × (Duroc × VCN-MS15)] (PIC280LDM) PIC399 × [Landrace × (Duroc × VCN-MS15)] (PIC399LDM)
2.2. NỘI DUNG
- Bước đầu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái lai có 1/4 giống VCN-MS15
bao gồm: Lợn nái LPM được phối với tinh đực giống Duroc và LDM được phối với tinh đực giống Pietrain.
- Nghiên cứu sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai
thương phẩm PLDM và DLPM
- Nghiên cứu sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai
thương phẩm PIC280LDM và PIC399LDM.
2.3. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN - Địa điểm nghiên cứu:
+ Năng suất sinh sản của lợn nái LPM được phối với tinh đực giống Duroc và LDM được phối với tinh đực giống Pietrain được triển khai tại Viện Công nghệ Sinh học - Đại học Huế.
+ Nghiên cứu sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt xẻ của lợn thương phẩm có 1/8 giống VCN-MS15 (Lợn lai DLPM, PLDM, PIC280LDM và PIC399LDM) được tiến hành tại cơ sở thuộc Viện Công nghệ Sinh học - Đại học Huế; Các chỉ tiêu chất lượng thịt được phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi, khoa Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm, Đại Học Huế; Thành phần axít béo của cơ thăn được gửi phân tích tại Công ty TNHH Eurofins Sắc Ký Hải Đăng - Lầu M, 141 Nguyễn Du, Phường Bến Thành, Quận I, thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian nghiên cứu: Các nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ
tháng 6/2015 đến tháng 9/2018. Trong đó:
+ Thời gian bố trí thí nghiệm sinh sản của lợn nái LPM và LDM được tiến hành từ tháng 6/2015 đến tháng 6/2018.
+ Thời gian bố trí thí nghiệm sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai thương phẩm PLDM và DLPM được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 6/2017 đến tháng 9/2017.
+ Thời gian bố trí thí nghiệm sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của các tổ hợp lợn lai thương phẩm PIC280LDM và PIC399LDM được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 6/2018 đến tháng 9/2018.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục và năng suất sinh sản của lợn nái có 1/4 giống VCN-MS15
2.4.1.1. Bố trí thí nghiệm 1
Tổng số 16 lợn cái có 1/4 giống VCN-MS15 bao gồm: 08 lợn cái LPM và 08 lợn cái LDM đảm bảo tính đồng đều, được tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine theo quy định. Ở giai đoạn hậu bị, lợn được nuôi 4 con/ô chuồng, cho ăn tự do thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, nuôi trong chuồng hở thiết kế theo kiểu chuồng công nghiệp đến khi động dục lần đầu. Sau đó, lợn được nuôi cá thể đến khi phối giống.
Đến thời điểm phối giống, lợn cái LPM được phối giống bằng tinh đực Duroc và lợn cái LDM được phối với tinh đực Pietrain theo phương pháp thụ tinh nhân tạo. Lợn nái được phối giống 2 lần, lần sau cách lần đầu 12 giờ.
Trong giai đoạn mang thai, lợn tiếp tục được nuôi cá thể trong các ô chuồng kích thước (0,6 × 2,2) m2/con. Trước khi đẻ 1 tuần và trong quá trình nuôi con (30 ngày) lợn mẹ được nuôi trên ô lồng đẻ có kích thước (1,8 × 2,2) m2/con. Lợn con sau cai sữa giai đoạn từ cai sữa từ 31 - 60 ngày tuổi được nuôi chung đàn trong ô chuồng lồng có kích thước (1,65 × 2,4) m2/đàn.
Thức ăn sử dụng trong nghiên cứu này là các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh của công ty Cargill (bảng 2.1). Lợn nái thí nghiệm có 1/4 giống VCN-MS15 được nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng, sinh sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2007) [9]. Nước uống được cung cấp cho lợn đầy đủ qua hệ thống các núm uống tự động được đặt trong chuồng nuôi.
Bảng 2.1. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn nuôi lợn nái và lợn con
Loại lợn Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn (NT)
CP (%) ME (kcal) Ca (%) P (%) Lysine (%) Met+Cys (%)
Nái mang thai 14 2800 0,5-1,8 0,4-1,4 0,5 0,4
Nái nuôi con 16 3000 0,5-1,8 0,4-1,5 0,5 0,5
Lợn con tập ăn 21 3200 0,5-1,8 0,4-1,5 1,2 0,9 Lợn con cai sữa 20 3200 0,5-1,8 0,4-1,5 1,2 0,6
2.4.1.2. Đánh giá đặc điểm sinh lý sinh dục, năng suất sinh sản của lợn nái có 1/4 giống VCN-MS15
- Các chỉ tiêu đánh giá đặc điểm sinh lý sinh dục: Tuổi động dục lần đầu (ngày),
tuổi phối giống lần đầu (ngày); tuổi đẻ lứa đầu (ngày); khối lượng lúc động dục lần đầu (kg); khối lượng lúc phối giống lần đầu (kg).
- Các chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản: Số lợn con sơ sinh (con/ổ); số lợn con
sơ sinh còn sống đến 24 giờ (con/ổ); số lợn con sống đến 21 ngày tuổi (con/ổ); số lợn con sống đến cai sữa (30 ngày tuổi) (con/ổ); tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa (%); khối lượng lợn con sơ sinh (kg/con); khối lượng lợn con 21 ngày tuổi (kg/con); khối lượng lợn con cai sữa 30 ngày tuổi (kg/con); tỷ lệ hao mòn cơ thể lợn mẹ (%); thời gian động dục trở lại (ngày); thời gian mang thai (ngày); số lứa đẻ/nái/năm (lứa/nái/năm); khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm (kg); số lợn con cai sữa/nái/năm (con).
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu về sinh lý sinh dục của lợn cái
Tuổi động dục lần đầu (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn sinh ra đến khi động dục lần đầu. Theo dõi lợn xuất hiện động dục 2 lần vào buổi sáng và chiều trong ngày, khi lợn nái hậu bị ở giai đoạn từ 3 - 5 tháng tuổi.
Tuổi phối giống lần đầu (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn sinh ra đến thời điểm lợn được phối giống lần đầu.
Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn sinh ra đến thời điểm khi lợn đẻ lứa đầu.
Khối lượng động dục lần đầu (kg): Là khối lượng lợn nái lúc có các biểu hiện động dục lần đầu, được xác định bằng cân đĩa (Nhơn Hòa, Việt Nam) có khả năng cân tối đa 150 kg với phân độ nhỏ nhất là 200 g.
Khối lượng phối giống lần đầu (kg): Là khối lượng lợn được xác định khi lợn nái được phối giống lần đầu có kết quả, được xác định bằng cân đĩa (Nhơn Hòa, Việt Nam) có khả năng cân tối đa 150 kg với phân độ nhỏ nhất là 200 g.
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái
Thời gian mang thai (ngày): Xác định chỉ tiêu này bằng cách xác định khoảng thời gian từ khi lợn được phối giống có chửa đến khi đẻ.
Số lợn con sơ sinh (con/ổ): Là số con khi đẻ xong kể cả những con chết và được xác định bằng cách đếm tổng toàn bộ lợn con được sinh ra tính thời điểm lợn đẻ xong con cuối cùng.
Số lợn con sơ sinh sống (con/ổ): Xác định bằng cách đếm số lợn con sống từ lúc sinh xong đến lúc 24 giờ.
Số lợn con sống đến 21 ngày tuổi/lứa (con/ổ): Được xác định bằng cách đếm số lợn con sống trong tại thời điểm 21 ngày tuổi kể từ ngày đẻ.
Số lợn con sống đến cai sữa 30 ngày tuổi/lứa (con/ổ): Xác định bằng cách đếm số lợn con sống trong tại thời điểm 30 ngày tuổi kể từ ngày đẻ.
Tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa (%) được xác định bằng công thức: Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số lợn con sống đến lúc cai sữa 30 ngày tuổi/ổ × 100
Số lợn con để nuôi/ổ
Khối lượng lợn con sơ sinh (kg/con): Là khối lượng lợn con được xác định ngay sau khi đẻ được lau khô, cắt rốn, bấm răng nanh và chưa cho bú sữa đầu. Được xác định bằng cân đồng hồ có khả năng cân tối đa 2 kg với phân độ nhỏ nhất là 10 g, cân khối lượng từng con.
Khối lượng lợn con lúc 21 ngày tuổi (kg/con): Là khối lượng lợn con được xác định lúc 21 ngày tuổi. Được xác định bằng cân đĩa (Nhơn Hòa, Việt Nam) có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 g, cân khối lượng từng con.
Khối lượng lợn con lúc cai sữa (30 ngày tuổi) (kg/con): Là khối lượng lợn con lúc 30 ngày tuổi. Được xác định bằng cân đĩa (Nhơn Hòa, Việt Nam) có khả năng cân tối đa 15 kg với phân độ nhỏ nhất là 50 g, cân khối lượng từng con.
Tỷ lệ hao mòn lợn mẹ (TLHM, %) được xác định như sau:
TLHM (%) =
Khối lượng lợn mẹ sau khi đẻ 24 giờ - Khối lượng lợn mẹ khi cai sữa
× 100 Khối lượng lợn mẹ sau khi đẻ 24 giờ
Thời gian động dục trở lại sau cai sữa (ngày): Xác định khoảng thời gian từ lúc cai sữa đến lúc lợn mẹ có biểu hiện động dục trở lại.
Số lứa đẻ/năm (lứa) được xác định như sau:
Trong đó: 365 là số ngày của một năm.
Khoảng cách lứa đẻ (ngày) là khoảng thời thời gian từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo.
Khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm được xác định như sau:
Khối lượng lợn con cai sữa/nái/năm (kg) = Số lứa đẻ/năm × khối lượng lợn con cai sữa/ổ/nái.
+ Số lợn con cai sữa/nái/năm được xác định như sau: Số lợn con cai sữa/nái/năm (con) = Hệ số lứa đẻ × số con cai sữa/lứa.
2.4.2. Sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của hai tổ hợp lai DLPM và PLDM
2.4.2.1. Bố trí thí nghiệm 2
Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2
Tổ hợp lai DLPM PLDM
Số lượng lợn nuôi thí nghiệm (con) 16 (8 đực, 8 cái) 16 (8 đực, 8 cái)
Thời gian nuôi thí nghiệm (60-160 ngày) 100 100
Phương thức nuôi và theo dõi Cá thể Cá thể
Phương thức cho ăn và uống nước Tự do Tự do
Loại hình chuồng nuôi Chuồng hở Chuồng hở
Số lượng lợn giết thịt (con) 6 (3 đực, 3 cái) 6 (3 đực, 3 cái) Lợn thí nghiệm được nuôi cá thể trong các ô chuồng có kích thước (0,9 × 1,7) m2
trong hệ thống chuồng hở, thông thoáng tự nhiên, được cho ăn tự do 2 lần/ngày (lúc 8 giờ và 16 giờ 30) các hỗn hợp thức ăn hoàn chỉnh của Công ty Cargill cho hai giai đoạn sinh trưởng tương ứng từ 15 - 30 kg và 31 kg - giết thịt (bảng 2.3). Lợn được uống nước đầy đủ thông qua các vòi uống tự động đặt trong từng ô chuồng thí nghiệm và được tiêm phòng các bệnh tụ huyết trùng, phó thương hàn, dịch tả lợn, lở mồm long móng, suyễn lợn, tai xanh (PRRS) và tẩy nội ngoại ký sinh trùng trước khi đưa vào thí nghiệm.
Bảng 2.3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn lợn nuôi thịt
theo từng giai đoạn
Loại lợn
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn (NT)
CP (%) ME (kcal/kg) Ca (%) P (%) Lysine (%) Met+Cys (%) Giai đoạn I (15 - 30 kg) 18 3100 0,5-1,8 0,4-1,2 1,0 0,5 Giai đoạn II (31 kg đến xuất chuồng) 16 3075 0,5-1,8 0,4-1,4 0,8 0,6
2.4.2.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng của hai tổ hợp lai DLPM và PLDM
- Các chỉ tiêu theo dõi: Khối lượng bắt đầu thí nghiệm (kg); tuổi bắt đầu thí nghiệm (ngày); khối lượng lợn qua các tháng nuôi thí nghiệm (kg); tăng khối lượng trung bình của lợn qua các tháng nuôi (g/con/ngày); lượng thức ăn ăn vào (kg/con/ngày); hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR).
- Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng
+ Khối lượng lợn qua các tháng nuôi thí nghiệm (kg): Lợn được cân từng cá thể cùng một loại cân bàn (TGT-200, Trung Quốc) có độ chính xác 0,1kg vào buổi, tại các thời điểm 60, 90, 120, 150 và 160 ngày tuổi.
+ Tăng khối lượng (TKL) hàng ngày của lợn qua các tháng nuôi (g/con/ngày) được xác định theo công thức:
TKL (g/con/ngày) = P tháng sau (kg) - P tháng trước (kg) × 1000 Khoảng thời gian giữa hai lần cân (ngày)
+ Lượng thức ăn ăn vào (LĂV) (kg/con/ngày) được xác định theo công thức: LĂV (kg/con/ngày) = Tổng lượng thức ăn lợn ăn vào trong tháng
30 (ngày)
+ Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR) được tính theo công thức sau: FCR = Tổng lượng thức ăn lợn ăn vào trong tháng (kg)
2.4.2.3. Đánh giá năng suất thân thịt và chất lượng thịt của hai tổ hợp lai DLPM và PLDM
Sau khi kết thúc thí nghiệm, 6 lợn thịt (3 đực, 3 cái)/tổ hợp lợn lai được đưa đến lò mổ của địa phương để giết thịt và đánh giá theo TCVN 3899-84 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003) [5]. Lợn mổ khảo sát cho nhịn đói 24 giờ trước khi giết thịt, cho uống nước tự do. Tiến hành các thao tác giết thịt: chọc tiết, cạo lông, bỏ nội tạng, xẻ đôi thân thịt, đo các chiều đo trên thân thịt, pha lọc để tách riêng các phần nạc, mỡ, xương, da và đồng thời tiến hành lấy mẫu để xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt.
- Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá năng suất thân thịt
+ Tỷ lệ móc hàm (%) được xác định theo công thức sau:
Tỷ lệ móc hàm (%) = Khối lượng móc hàm (kg) × 100 Khối lượng giết thịt (kg)
Trong đó:
Khối lượng móc hàm (kg) là khối lượng của lợn sau khi chọc tiết, cạo lông, bỏ nội tạng (trừ 2 lá mỡ).
Khối lượng giết thịt (kg) là khối lượng của lợn sau khi bỏ đói 24 giờ và cho uống nước đầy đủ. Được xác định bằng cân đồng hồ 150 kg (Nhơn Hòa, Việt Nam) với phân độ nhỏ nhất là 200g.
+ Tỷ lệ thịt xẻ (%) được xác định bởi công thức sau:
Tỷ lệ thịt xẻ (%) = Khối lượng thịt xẻ (kg) × 100 Khối lượng giết thịt (kg)
Trong đó: Khối lượng thịt xẻ (kg) là khối lượng thịt móc hàm sau khi cắt bỏ đầu, 4 chân (từ móng đến khoeo), đuôi, bóc bỏ 2 lá mỡ.
+ Dày mỡ lưng ở vị trí P2 (mm): Vị trí P2 được xác định ở giữa xương sườn 10 và 11 cách sống lưng 6,5 cm về phía hai bên và được xác định bằng thước cặp (Series 531, Mitutoyo) với dải đo 0 đến 100 mm, có độ chính xác 0,01 mm.
+ Tỷ lệ nạc (%):
Tỷ lệ nạc (%) = Khối lượng nạc trong thân thịt xẻ (kg) × 100 Khối lượng thịt xẻ (kg)
Khối lượng nạc trong thân thịt được xác định theo phương pháp của National Pork Produce Council (NPPC, 2002) bằng công thức:
Khối lượng nạc trong thân thịt xẻ (lb, pound) = 8,588 + (0,465 × khối lượng thân thịt nóng, lb) – (21,896 × dày mỡ lưng tại vị trí xương sườn 10, inch) + (3,005 × diện tích cơ thăn ở vị trí xương sườn 10, inch2).
Tỷ lệ quy đổi: 1 cm = 0,3937008 inch, 1 cm2 = 0,1550003 inch2, 1 kg =
2,2045855 lb, 1 lb = 0,4536 kg.
+ Diện tích cơ thăn (cm2) được xác định ở vi trí xương sườn thứ 10-11 trên thân thịt nóng, sau khi giết thịt không quá 1 giờ bằng cách dùng giấy bóng mờ (A4) áp sát lên mặt cơ thăn, dùng bút xạ đánh dấu chu vi phần tiết diện cơ thăn lên mặt giấy bóng. Sau đó xác định diện tích bằng thiết bị Polar planimeter (REISS precision 3005, Cộng hòa Liên bang Đức).
- Các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá chất lượng thịt
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt bao gồm: Giá trị pH, độ dai/Lực cắt (N), tỷ lệ mất nước bảo quản (%), tỷ lệ mất nước chế biến (%) và màu sắc của thịt (L*, a*, b*) của cơ thăn ở vị trí xương sườn 10-14 được phân tích tại phòng thí nghiệm Di