I. Phát triển kinh tế
2. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hƣớng chế biến sâu, nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh, liên kết theo chuỗi giá trị và xây dựng thƣơng hiệu; hình thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc trƣng. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế từng vùng: Vùng rừng núi, đồi trung du, đồng bằng, cát ven biển. Hình thành, phát triển các cụm liên kết sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ. Ƣu tiên, khuyến khích các nguồn lực đầu tƣ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,5 - 4%/năm.
Thực hiện tốt công tác dồn điền, đổi thửa, thúc đẩy nhanh tích tụ ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất tập trung, cánh đồng lớn, đƣa nhanh cơ giới vào sản xuất. Đầu tƣ thâm canh, đa dạng hóa sản phẩm dựa trên tiến bộ khoa học, công nghệ để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Chuyển đổi linh hoạt đất lúa kém hiệu quả và chuyển đổi vùng gò đồi sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, phù hợp nhu cầu thị trƣờng. Quy hoạch, phát triển cây lâu năm bảo đảm bền vững, hiệu quả. Xây dựng các vùng sản xuất cây dƣợc liệu, cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa,... gắn với cấp mã vùng trồng, mã vạch sản phẩm. Sản lƣợng lƣơng thực 28 - 28,5 vạn tấn/năm.
Phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả, thân thiện với môi trƣờng. Tập trung cải tạo và nâng cao chất lƣợng giống, phát triển các giống đặc sản, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến, an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao, an toàn dịch bệnh. Phát triển sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Kêu gọi đầu tƣ và hiện đại hóa cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm thịt gia súc, gia cầm tập trung. Đến năm 2025, tỷ trọng chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 54 - 55%.
Phát triển lâm nghiệp theo hƣớng bền vững, nâng cao giá trị, bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng hợp lý; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Phát triển và nâng cao chất lƣợng rừng trồng. Chú trọng trồng rừng gỗ lớn, trồng dƣợc liệu dƣới tán rừng; khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, nuôi dƣỡng rừng, làm giàu rừng tự nhiên. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ môi trƣờng rừng; thực hiện nghiêm chủ trƣơng đóng cửa rừng tự nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học gắn với phát triển du lịch sinh thái; chủ động phòng, chống cháy rừng. Ổn định độ che phủ rừng 68%. Phát huy thế mạnh về thủy sản; đẩy mạnh khai thác xa bờ theo hƣớng bền vững, kiểm soát đánh bắt ven bờ. Đầu tƣ hạ tầng phục vụ hậu cần nghề cá; chú trọng công tác thông tin, cứu hộ, cứu nạn cho ngƣ dân. Nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi trồng, chế biến thủy sản trên cơ sở ứng dụng khoa học, kỹ thuật. Phát triển thị trƣờng tiêu thụ thủy sản. Đến năm 2025, sản lƣợng thủy sản đạt 95.000 - 100.000 tấn.
Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và nâng cao thu nhâp ngƣời dân khu vực nông thôn. Bảo tồn văn hóa đặc trƣng, phong tục, tập quán tốt đẹp khu vực nông thôn. Huy động mạnh mẽ sự tham gia của ngƣời dân và các nguồn lực xã hội. Thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản. Duy trì và nâng cao các tiêu chí đã đạt, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trƣờng để bảo đảm tính bền vững. Phát triển các sản phẩm đặc sản, thế mạnh của địa phƣơng theo hƣớng “Mỗi xã một sản phẩm” gắn với xây dựng thƣơng hiệu. Đến năm 2025, có 01 - 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục phát triển hợp tác xã cả về số lƣợng và chất lƣợng, đồng đều giữa các vùng miền, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; coi trọng mở rộng quy mô thành viên và nâng cao vai trò chủ thể của các thành viên tham gia; tạo điều kiện để hợp tác xã phát triển bền vững. Chuyển mạnh từ sản xuất theo hộ gia đình sang mô hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mô lớn. Nhân rộng các mô hình hợp tác xã tiên tiến, thành công, hiệu quả.