I. Phát triển kinh tế
9. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu
phòng, chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu
Coi trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng; nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng cho ngƣời dân, doanh nghiệp. Quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nƣớc, khoáng sản theo nguyên tắc thị trƣờng; bảo vệ tốt khu vực lấy nƣớc sinh hoạt. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai, tài nguyên, môi trƣờng. Thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch khoáng sản; phát triển quỹ đất, đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu ngân sách. Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng, cạn kiệt nguồn nƣớc; thực hiện nghiêm và nâng cao chất lƣợng đánh giá tác động môi trƣờng đối với các dự án. Kiểm soát chặt chẽ và xử lý các nguồn thải, thực hiện việc phân loại rác thải tại hộ gia đình. Khuyến khích, thu hút nhà đầu tƣ cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý, tái chế chất thải. Phát huy các nhà máy xử lý rác thải hiện có. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên, môi trƣờng.
Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai; xây dựng hệ thống các giải pháp căn cơ, bài bản để chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt trong điều kiện biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, khó lƣờng, hạn chế thấp nhất thiệt hại. Bố trí nguồn chi ngân sách thích đáng, kết hợp xã hội hóa các nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trƣờng, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là các loại hình thiên tai, nhƣ bão mạnh, lũ lớn, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán.