Ngụy Nguyên, Thánh vũ ký, q 6, tờ 37.

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 3 pptx (Trang 29 - 30)

2. Hai câu này trích trong bài thơ "Long thành quang phc k thc" (ghi li s tht v vic thu phc vinh quang thành Thăng Long) ca Ngô Ngc Du. Ha long là rng la, tc là mt thphc vinh quang thành Thăng Long) ca Ngô Ngc Du. Ha long là rng la, tc là mt thứ đánh ha công làm thành hình con rng bn bng rơm c khô tm du để đốt. Kèm theo bài thơ, tác gi chú thích mt câu ch Hán, dch nghĩa như sau: "Quân Tây Sơn tiến công thành Thăng Long, nhân dân chín xã ngoi thành sôi ni bn rơm c thành hình rng, tm du đốt la, đánh trn rng la".

Trong khi Tôn Sĩ Nghị vượt cầu phao chạy trốn, thì bù nhìn Lê Chiêu Thống từ

trong nội điện thấy cửa tây thành Thăng Long bị đánh phá dữ dội, cũng vội vàng, bỏ

cả vợ con, cùng mấy tên quan hầu cận đưa mẹ chạy ra Tây Long với Tôn Sĩ Nghị. Nhưng ra tới bờ sông thì Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, quân Thanh đương tan tác, cầu phao đã gãy, thuyền bè qua sông không có, bọn Lê Chiêu Thống, hoảng sợ, vội men theo bờ sông, chạy miết lên phía Nghi Tàm, cướp được một chiếc thuyền đánh cá, chèo sang bờ bắc, tìm đường chạy theo Tôn Sĩ Nghị lên ải Nam Quan [1].

Em ruột Lê Chiêu Thống là Lê Duy Chi làm nhiệm vụ chỉ huy quân Lê đóng giữ ở cửa ô Yên Hoa [2] tức cửa bắc thành Thăng Long, khi thấy chiến tranh đã diễn ra ở

125

cửa tây cũng hoảng sợ, vội đem quân vào nội điện, tính cùng Lê Chiêu Thống tìm

đường chạy trốn. Nhưng vào tới nội điện thì Lê Chiêu Thống đã bỏ trốn rồi, chỉ còn lại lũ vợ con của y. Lê Duy Chi không dám nghĩ đến việc đi tìm bọn Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, vội cùng lũ vợ con Lê Chiêu Thống tìm lối thoát ra ngoài thành Thăng Long, rồi chạy thẳng lên phía Tuyên Quang [3].

Cũng sáng sớm ngày mồng 5 tháng Giêng Kỷ Dậu tức ngày 30 tháng 1 năm 1789 trong khi đô đốc Long phá tan đồn Khương Thượng, tiến vào Thăng Long và hàng vạn quân Thanh ở bờ sông Hồng bị tiêu diệt, Tôn Sĩ Nghị phải chạy trốn, thì Nguyễn Huệ cũng đưa đạo quân chủ lực tiến đánh đồn Ngọc Hồi của Hứa Thế Hanh, Trương Triều Long. Ngọc Hồi là một đồn kiên cố nhất ở mặt trận phía nam Thăng Long, quân đông, tướng giỏi, hỏa lực mạnh, xung quanh đồn đều đặt địa lôi [4] và cắm chông sắt [5]. Cho nên đánh đồn này, Nguyễn Huệđã chuẩn bị tương đối kỹ.

---

Một phần của tài liệu Thiên tài quận sự Nguyễn Huệ phần 3 pptx (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)