thông giám cương mục nói đến việc quân Tây Sơn đánh đồn này, nhưng Cương mục trình bày rất lộn xộn, khiến người đọc tưởng như Nguyễn Huệ sau khi diệt xong đồn Ngọc Hồi mới tiến
đánh đồn Nam Đồng. Như thế thì không hợp lý.
Tôn Sĩ Nghị tại đại bản doanh ở bờ sông Hồng, nghe tiếng súng nổ ầm ầm không ngớt, vội sai thám tử chạy ngựa đi tìm hiểu tình hình. Thám tử về báo đồn
123
quân Điền Châu ở Khương Thượng đã bị tiêu diệt, quân Tây Sơn đã vào cửa tây thành Thăng Long, đang bắn phá thiêu đốt rất kịch liệt, khói lửa rực trời. Nhưng tin
ấy tới được Tôn Sĩ Nghị thì quân Tây Sơn đã vào thành Thăng Long và đô đốc Long
đang tiến quân về phía đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị.
Tôn Sĩ Nghị vội lên ngựa không kịp đóng yên, mình không kịp mặc áo giáp,
đem toán kỵ binh hầu cận lẻn qua cầu phao, nhằm hướng bắc mà chạy [1]. Về việc Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy và quân Thanh ở bờ sông Hồng bị tan vỡ, các sử sách cũđều có nhiều tình tiết khác nhau. Hoàng Lê nhất thống chí nói rằng khi Tôn Sĩ Nghị chạy trốn, "Quân sĩ các doanh nghe tin, đều hoảng hồn tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua
cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt, quân lính đều bị rơi xuống nước, đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không
chảy được nữa " [2]. Đại Nam chính biên liệt truyện viết: "Tôn Sĩ Nghị đóng trên bãi cát, được tin bại trận vội vàng cưỡi ngựa một mình chạy về Bắc. Tướng sĩ thấy vậy
tranh nhau qua cầu mà chạy, cầu đứt, lăn ngã cả xuống sông, chết đến vài vạn
người, làm cho nước sông không chảy được" [3]. ---
1. Trong việc quân Tây Sơn tiến vào Thăng Long, có một câu chuyện về viên đề lĩnh họ Đinh, bầy tôi của Lê Chiêu Thống đã làm nội ứng cho Tây Sơn đốt phá các kho lương thực khí giới của