quân Thanh. Câu chuyện này được thuật lại, theo sách Đào khê nhàn thoại, trong số báo Trung bắc số xuân Kỷ Mậu 1939. Ông Hoa Bằng trong quyển Quang Trung anh hùng dân tộc, xuất bản năm 1944, đã nhấn mạnh nhiều lần về câu chuyện này coi đó như một việc quan trọng giúp cho Tây Sơn vào Thăng Long được dễ dàng và góp phần quyết định rất lớn sự tan rã của đại quân Tôn Sĩ Nghị. Đến lần tái bản năm 1951, ông Hoa Bằng chỉđưa câu chuyện này xuống chú thích mà thôi. Chúng tôi không được đọc Đào khê nhàn thoại và cũng chưa có dịp xem lại số
báo Xuân Trung bắc năm 1939. Nhưng, theo cuốn Quang Trung, anh hùng dân tộc của Hoa Bàng kể lại thì câu chuyện đại khái như sau:
Viên đề lĩnh họĐinh và một toán quân già yếu của Lê Chiêu Thống đã được Tôn Sĩ Nghị trao cho trách nhiệm canh giữ các kho khí giới, lương thực của quân Thanh ở trong thành Thăng Long. Khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đánh Tôn Sĩ Nghị và Lê Chiêu Thống thì La sơn phu tử Nguyễn Thiếp đã giúp Nguyễn Huệ, đi từ Nghệ An ra Thăng Long để vận động viên đề lĩnh họĐinh làm nội
ứng cho Tây Sơn, vì khi xưa Nguyễn Thiếp đã ngồi dạy học ở nhà đề lĩnh họ Đinh. Ngày 3 Tết Ký Dậu, Nguyễn Thiếp tới Thăng Long, đem biếu đề lĩnh họ Đinh một chiếc bánh chưng, trong nhân bánh có để tờ mật dụ của vua Quang Trung Nguyễn Huệ. Đề lĩnh họĐinh đã theo lời mật dụ, nhận làm nội ứng cho Tây Sơn và ngay đêm 4 rạng ngày 5, đề lĩnh họ Đinh đã ngầm đốt các kho khí giới, lương thực và súy phủ, tức đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghịở Thăng Long, do đấy quân Thanh
ở Thăng Long tan rã, Tôn Sĩ Nghị phải bỏ chạy. Theo chúng tôi, câu chuyện này không chắc đã có thật, vì nhiều lẽ. Một là Tôn Sĩ Nghị không đóng quân trong thành Thăng Long, không làm gì có các kho khí giới, lương thực và súy phủ của quân Thanh ở trong thành Thăng Long. Hai là khí giới và lương thực là vận mệnh của cả 20 vạn quân Thanh, không khi nào chúng lại giao cho một toán quân già và một viên tướng già của bù nhìn Lê Chiêu Thống canh giữ. Ba là thái độ hết sức tiêu cực của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp không thể nào cho phép ông ta có được một hành động tích cực giúp Nguyễn Huệ chống lại vua Lê mà trước sau ông ta vẫn giữ một dạ trung trinh.
Nguyễn Thiếp sống ở Nghệ An, trong phạm vi thế lực của Nguyễn Huệ, mà bao lần Nguyễn Huệ mời ra giúp việc, ông ta vẫn khăng khăng từ chối. Chỉđến khi Chiêu Thống trốn đi, ở chết bên nước ngoài, nhà Lê không còn nữa, Nguyễn Thiếp mới chịu ra làm một vài việc với nhà Tây Sơn mà thôi. Với thái độ "trung thần" với bọn bù nhìn Lê Chiêu Thống như vậy, Nguyễn Thiếp làm sao lại có thể hết lòng giúp Nguyễn Huệ, lặn lội từ Nghệ An ra Thăng Long để khuyên đề lĩnh họ Đinh làm nội ứng cho Nguyễn Huệ, đánh lại quân Thanh, đánh lại vua Lê Chiêu Thống của ông ta?
124
Cho nên theo chúng tôi, câu chuyện này không thể có thật. Theo Minh đô sử của Lê Trọng Hàm mà H. K. sao lục một đoạn đăng trên tạp chí nghiên cứu lịch sử số 46, trang 21 thì không phải
đề lĩnh họĐinh đốt kho thuốc súng mà là một viên tổng tư (?) nhà Thanh có trách nhiệm giữ hòm thuốc súng ởđầu cầu phao, đương hút thuốc, thấy Tôn Sĩ Nghị chạy qua, hoảng hốtt để rơi tàn lửa vào hòm thuốc súng. Thuốc nổ, lửa cháy, tiếng nổ rầm trời. Câu chuyện này còn có thể nghe được, nhưng cũng không phải là một sự kiện quan trọng khiến quân Thanh đại bại và Tôn Sĩ Nghị phải chạy trốn.
2. Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, Bản dịch đã dẫn, tr. 365. 3. Đại Nam chính biến liệt truyện, sơ tập, q. 30, tờ 34. 3. Đại Nam chính biến liệt truyện, sơ tập, q. 30, tờ 34.
Sách Trung Quốc như quyển Thánh vũ ký của Ngụy Nguyên thì lại đưa thêm một vài chi tiết: "...Tôn Sĩ Nghị chạy trốn khi sang được bờ bắc sông Phú Lương
(tức sông Hồng - Tác giả chú thích) liền cắi đứt các cầu phao bắc qua sông, khiến các đạo quân của các tướng Hứa Thế Thanh và Trương Triều Long bị bỏ rơi lại ở
bên bờ nam. Do đấy hơn một vạn người, vừa tướng vừa quân, xô đẩy nhau nhảy
xuống sông để bơi sang bờ bắc và đều bị chết đuối tất cả" [1].
Những chi tiết này nếu quả đúng sự thật thì nó càng cho thấy rõ cái đê hèn của Tôn Sĩ Nghị, một viên tướng chỉ huy đã cam tâm làm chết hàng vạn quân tướng của mình để tìm lấy cái sống sót cho riêng một bản thân.
Những chi tiết trong các sách nói trên, tuy có những điểm khác nhau, nhưng đều nhất trí với nhau ở một điểm là quân Thanh đã thất bại thảm hại và tướng chỉ huy Tôn Sĩ Nghịđã phải chạy trốn một cách nhục nhã.
Chiến thắng rực rỡ của đạo quân đô đốc Long tiến vào Thăng Long và sự thất bại thảm hại của giặc đã được nhà thơ đương thời Ngô Ngọc Du thuật lại bằng hai câu thơ:
Hỏa long nhất trận tặc phi mị Khí thành sang độ tranh đào sinh [2].
(Lửa rồng một trận giặc tan tành, Bỏ thành cướp đò trốn thật nhanh).
Sự thật mà nhân dân ta ghi lại là như thếđó.
---