DU NGOẠN TRÊN NHỮNG ĐỢT SÓNG SANH TỬ

Một phần của tài liệu Phep-La-Su-Tinh-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 27 - 29)

Thiều ơi! Nói chuyện về những ngƣời tác viên tôi không thể không đề cặp đến vấn đề sống chết. Phụng sự trong hoàn cảnh nhƣ hoàn cảnh hiện tại ở Việt Nam, ta thƣờng trực đối diện với cái chết. Bao nhiêu anh em trong số chúng ta đã hy sinh thân mạng rồi. Liên, Vui, Tuân, Huy, Thỉ, Hành, Mai, Hùng, Toàn và tám ngƣời khác trong chín năm nay đã biệt vô âm tín. Trong khl xông qua rừng lửa đạn, trong khi khiêng chôn những xác chết. Trong số chúng ta có những thanh niên tăng ni đã theo tiếng gọi của tình huynh đệ mà đi làm tác viên xã hội nhƣng vẫn nhớ rõ rằng vấn đề chính yếu của thiền môn là vấn đề sống chết (“sinh tử sự đại"). Đã biết sự sống và sự chết chẳng

qua là hai mặt của cuộc đời, ta can đảm đối diện với cả sự sống lẫn sƣ chết. Ngày xƣa hồi mƣời chín tuốt, khi nghe giảng đến phƣơng pháp quán xác trong những bãi tha ma, tôi thấy bi thảm quá và hơi có thái độ phản đối. Nhƣng bây giờ tôi không còn thấy nhƣ thế nữa. Ngày xƣa tôi nghĩ phép “cứu tƣởng quán” chỉ nên để dành đến khi mình lớn tuổi, vào khoảng ba mƣơi lăm, bốn mƣơi tuổi. Nhƣng tôi đã thầy những ngƣời trẻ tuổi xứ ta nằm ngã gục bên nhau, có ngƣời chỉ mới mƣời bốn hay mƣời tám tuổi. Không chuẩn bị trƣớc ta không sẵn sàng để đối phó với cái chết. Với lại tôi thấy rằng nếu không biết chết thì ta cũng chƣa biết sống. Bởi vì chết là một phần của sự sống. Quỳnh Hoa nói với tôi mới đây hai hôm : Tuổi hai mƣơi đã có đủ năng lực để quán cứu tƣớng. Quỳnh Hoa nói nhƣ vậy bởi vì cô ta vừa đƣợc hai mƣơi mốt tuổi. Ta phải giáp mặt sự chết và nhận diện nó nhƣ ta đã giáp mặt và nhận diện sự sống vậy.

Kinh Quán Niệm có nói về phép quán xác chết. Thấy xác chết sình trƣơng, bị thú vật và ruồi bọ rút rỉa, rồi còn lại một bộ xƣơng dính máu, rồi còn lại từng khúc xƣơng lãn lóc. trắng hếu, rồi những khúc xƣơng mục nát thành tro bụi... Quán nhƣ thế và biết chính bản thăn mình cũng nhƣ vậy, cũng sẽ trải qua những giai đoạn ấy. Quán nhƣ thế đến khi nào bình tĩnh, miệng mỉm cƣời, tâm trí nhẹ nhàng thì thành công. Lúc bấy giờ ta không còn bi quan mà lại còn thấy sự sống quí giá, đáng sống từng giây từng phút. Không những sự sống nơi ta mà cả sự sống nơi mọi ngƣời, mọi sinh vật, mọi thực vật. Ta không còn bám bíu sự sống đến mức phải đi tiêu diệt sự sống của kẻ khác để nuôi dƣỡng sự sống của mình. Ta thấy đƣợc sống chết là hai mặt của sự sống, cũng nhƣ mặt trái và mặt phải của cùng một mặt trăng. Lúc bấy giờ ta siêu việt đƣợc sinh tử và mới thực sự biết sống và biết chết. Kinh nói những vị Bồ Tát đạt đƣợc Chân lý duyên khởi, phá vỡ cái vỏ ngã chấp thì có thể vào sanh ra tử nhƣ ngƣời đi du ngoạn ngồi trên nhƣng đợt sóng mà không bị những đợt sóng sinh tử làm chìm đắm.

Thiều ơi! Có ngƣời nói nhìn thực tại với con mắt phật tử thì sẽ thấy bi quan. Thực ra bi quan hay lạc quan là những gì quá dễ dãi. Vấn đề là nhìn thấy thực tại một cách thấu đáo. Một tâm trạng bi quan chẳng bao giờ đƣa tới đƣợc nụ cƣời trầm tĩnh mà ta thấy nở trên môi các vị Bồ Tát và những ngƣời đạt đạo.

Một phần của tài liệu Phep-La-Su-Tinh-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)