ANAPANASATI MAJJHIMA NIKAYA

Một phần của tài liệu Phep-La-Su-Tinh-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 49 - 50)

(Bản tóm lƣợc)

Kinh An Ban Thủ ý dạy 16 phƣơng pháp quán niệm hơi thở, chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm 4 phƣơng pháp. Ba nhóm đầu nhắm tới cả định lẫn huệ, nhóm thứ tƣ chỉ nhắm tới huệ.

1/ Khi thở vào một hơi dài. Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào một hơi dài. Khi thở ra một hơi dài, hành giả quán niệm : tôi đang thở ra một hơi dài. 2/ Khi thở vào một hơi ngắn. Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào một hơi ngắn. Khi thở ra một hơi ngắn, hành giả quán niệm : tôi đang thở ra một hơi ngắn.

3/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và ý thức toàn vẹn đƣợc cả hơi thở mà tôi đang thở vào. Tôi đang thở ra và ý thức đƣợc toàn vẹn cả hơi thở mà tôi đang thở ra.

4/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và làm cho sự điều hành trong cơ thể tôi trở nên lắng lặng. Tôi đang thở ra và làm cho sự điều hành trong cơ thể tôi trở nên lắng lặng.

5/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và cảm thấy an lạc. Tôi đang thở ra và cảm thấy an lạc.

6/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và cảm thấy sung sƣớng, thảnh thơi. Tôi đang thở ra và cảm thấy sung sƣớng thảnh thơi.

7/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và theo dõi tâm ý của tôi. Tôi đang thở ra và theo dõi tâm ý của tôi

8/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và làm lắng dịu tâm.ý của tôi. Tôi đang thở ra và làm lắng dịu tâm ý của tôi.

9/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và ý thức toà n vẹn tâm ý của tôi. Tôi đang thở ra và ý thức toàn vẹn tâm ý của tôi.

10/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và làm cho tâm ý của tôi hoan lạc. Tôi đang thở ra và làm cho tâm ý của tôi hoan lạc.

11/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và tập trung tâm ý của tôi. Tôi đang thở ra và tập trung tâm ý của tôi.

12/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và tháo gỡ tâm tôi khỏi mọi ràng buộc. Tôi đang thở ra và tháo gỡ tâm tôi khỏi mọi ràng buộc.

13/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và quán niệm về tánh cách vô thƣờng của vạn hữu. Tôi đang thở ra và quán niệm về tánh cách vô thƣờng của vạn hữu.

14/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và quán niệm về sự tự do của tôi đối với vạn hữu. Tôi đang thở ra và quán niệm về sự tự do của tôi đối với vạn hữu.

15/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và quán niệm về sự dập tắt của mọi ảo vọng nơi tôi. Tôi đang thở ra và quán niệm về sự dập tắt của mọi ảo vọng nơi tôi.

16/ Hành giả quán niệm : Tôi đang thở vào và quán niệm về sự buông thả của mọi phiền não và ảo vọng nơi tôi. Tôi đang thở ra và quán niệm về sự buông thả của mọi phiền não và ảo vọng nơi tôi.

Kinh An Ban Thủ ý nói về 4 phép quán niệm. Trong những phép quán niệm kể trên thì phép thứ nhất đến phép thứ tƣ là để quán niệm về thân thể, phép thứ năm đến phép thứ tám là để quán niệm về cảm thọ, phép thứ chín tới phép thứ mƣời hai là để quán niệm về tâm ý, phép thứ mƣời ba đến phép thứ mƣời sáu là để quán niệm về đối tƣợng tâm ý tức là các pháp. Sau đó kinh cũng nói thêm về 7 yếu tố ngộ đạo là : chánh niệm, sự giám định đúng sai, thiện ác, sự tinh chuyên, sự an vui, sự nhẹ nhõm, sự định tâm, sự buông thả.

---o0o---

Kinh Bách thiên tụng bát nhã trích phẩm Phật Đà La Ni

Một phần của tài liệu Phep-La-Su-Tinh-Thuc-HT-Nhat-Hanh (Trang 49 - 50)