Tích DEVADATTA ĐƯỢC Y QUÝ

Một phần của tài liệu pham-01-songdoi-ns (Trang 84 - 89)

III- Xã hội Ấn Độ trước thời Đức Phật, đã phân ra làm bốn giai cấp Theo Luật Đức Bàn Cổ (Mano) đã ấn định bốn cách nầy căn cứ vào bốn dòng dõi, tuy sống

08. “Asubhānupassiṃ viharantaṃ, “Ai bất tịnh quán tu,

I.7- Tích DEVADATTA ĐƯỢC Y QUÝ

(Devadattassa Kāsāvalabha vatthu)

KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 09-10)

“Anikkasāvo kāsāvaṃ, “Ai muốn đắp huỳnh y,

Yo vatthaṃ paridahessati; Phiền trược chưa đoạn ly.

Apeto damasaccena, Không chơn thật tự chủ,

Na so kāsāvam arahati”. Y, người chẳng thích nghi”. “Yo ca vantakāsāv’assa, “Ai phiền trược đoạn ly, Sīlesu susamāhito; Giới luật khéo tu trì.

Upeto damasaccena, Tự chủ cách chơn thật,

Sa ve kāsāvam arahati”. Người ấy xứng huỳnh y”.

Kệ Pháp Cú (9 và 10) nầy, Đức Bổn Sư thuyết ra khi Ngài ngự tại Jetavana, đề cập đến Devadatta thọ lãnh y quý giá ở thành Rājagaha (Vương Xá).

Một thưở nọ, hai vị Thượng Thinh Văn, mỗi vị dắt theo năm trăm Tỳ khưu tùy tùng, đến từ giã Đức Bổn Sư, đảnh lễ Ngài rồi cùng nhau rời chùa Jetavana, lên đường sang thành Rājagaha.

Dân chúng ở thành nầy hiệp nhau từng nhóm hai ba người hoặc nhiều hơn nữa, thỉnh Tăng để bát, theo phép cúng dường mỗi Tỳ khưu mới đến.

Một hôm nhân cơ hội đó, Đại đức Sāriputta trong khi hồi hướng phước báo có thuyết giảng rằng:

“Nầy chư thiện tín, một người tự mình làm phước cúng dường không khuyên rủ ai khác, kiếp sau tái sanh ở nơi nào chỉ được đầy đủ tiền của (Bhogasampadā) chứ không được đầy đủ những người tùy thuộc (parivārasampadā).

Một người không làm phước cúng dường, lại không kêu gọi ai khác thì kiếp sau tái sanh ở nơi nào cũng cô độc bần cùng, cơm hẩm ngày hai bữa chẳng đủ no bụng.

Còn một người vừa tự mình làm phước cúng dường vừa khuyến rủ nhiều người khác làm chung với mình, thì hàng trăm hoặc hàng ngàn hoặc hàng trăm kiếp tái sanh ở nơi nào cũng được đầy đủ cả hai phương diện tài sản dồi dào, tùy thuộc đông đảo! Còn một người không làm phước cúng dường, nhưng lại khuyên rủ người khác làm phước, thì sanh ở nơi nào sẽ bần cùng, nhưng có nhiều tùy thuộc”.

Nghe vậy, một vị trí thức nghĩ rằng: “Ông ơi! Thời pháp vừa thuyết thật huyền diệu làm sao, hy hữu làm sao đâu. Chỉ cách tạo phước lành đầy đủ cả hai chi. Ta phải ráng thực hành để tạo phước báu đầy đủ cả hai phương diện”.

Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 85

Nghĩ rồi vị ấy bèn thỉnh Đại đức:

- Bạch Ngài, chúng tôi xin thỉnh Trai Tăng ngày mai. Đại đức hỏi:

- Nầy ông thiện nam, ông cần thỉnh bao nhiêu vị? - Bạch Ngài! Ngài có bao nhiêu vị tùy tùng? - Một ngàn, nầy thiện nam.

- Bạch Ngài! Xin thỉnh Ngài luôn với tất cả chư Tăng ngày mai đến nhà để thọ thực.

Đại đức im lặng nhận lời.

Trên đại lộ vào thành, gặp người nào ông thiện nam ấy cũng rủ: “Nầy quý ông bà, tôi xin thỉnh Trai Tăng được một ngàn vị sư. Quý ông có thể hùn phước cúng dường chừng bao nhiêu vị? Quý bà chừng bao nhiêu vị?”.

Mỗi người hứa cúng nhiều ít tùy theo phương tiện của mình. Họ nói: “Chúng tôi xin cúng mười vị, chúng tôi hai mươi vị, chúng tôi ba mươi vị, chúng tôi một trăm vị…”.

Vị trí thức bèn xếp đặt tất cả câu hội tại nhà của mình ông nói: “Thế thì chúng ta hãy hợp nhau lại một chỗ để nấu nướng và dâng cúng cho tiện? Quý bạn hãy đem tất cả vật thực như dầu mè, gạo bơ, đường… đến nhà tôi”.

Lúc ấy, có một ông Trưởng giả hùn phước một xấp vải may y xứ Gandhāra, trị giá một trăm ngàn đồng và nói: “Nếu quý vị góp vật thực còn thiếu thì hãy bán vải y nầy gộp thêm cho đủ, nếu như không thiếu thì tùy ý muốn dâng cúng đến vị Đại đức nào thì dâng”.

Sau khi mọi người chung đậu để làm phước Trai Tăng đủ cả, không còn thiếu món chi, ông chủ lễ bèn hỏi phần đông rằng: “Vải y vô giá nầy của ông Trưởng giả hùn phước với những lời dặn như vậy đó. Bây giờ chúng ta làm phước đầy đủ rồi, còn dư ra vậy chúng ta nên dâng đến vị Sư nào?”.

Một nhóm người đề nghị: “Hãy dâng đến Đại đức Sāriputta”.

Một nhóm khác nói: “Đại đức chỉ đến với chúng ta một năm một kỳ trong mùa lúa chín. Còn Sư Devadatta là người bạn thường trực của chúng ta, cả trong những ngày lễ và ngày thường, lúc nào cũng gần gũi sẵn sàng bên chúng ta như bình nước uống. Vậy chúng ta nên dâng vải nầy đến Sư”.

Sau khi thảo luận rất lâu, nhiều người vì chỗ cảm tình quen biết, đồng ý chấp thuận dâng xấp vải y quý giá đến Tỳ khưu Devadatta.

Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 86

Được vải, Devadatta cắt đôi ra làm y nội và y vai trái (hạ và thượng y) may, nhuộm xong, liền mặc y mới đi tới đi lui.

Nhiều người thấy chướng mắt phê bình rằng: “Y nầy coi Devadatta mặc không xứng đáng. Phải Đại đức Sāriputta mặc mới xứng. Vậy mà Devadatta vận y vàng không xứng với mình, đi tới đi lui coi thật không được”.

Khi ấy, có một vị Tỳ khưu du hành từ thành Rājagaha về thành Sāvatthī, đảnh lễ Đức Bổn Sư và thỉnh an Ngài xong, Ngài bèn hỏi thăm sự an vui của hai vị Đại đệ tử. Vị nầy bèn bạch hết câu chuyện bộ y quý về tay người không xứng đáng với Đức Thế Tôn. Đức Bổn Sư nói:

- Nầy Tỳ khưu! Không phải kiếp nầy Devadatta mới lạm đắp y vàng đâu. Hồi tiền kiếp, ông ta cũng từng lạm đắp y vàng như thế rồi.

Nói xong, Ngài kể luôn chuyện tiền thân của nhà Sư vô sĩ:

“Xưa kia, dưới triều của Quốc vương Brahmadatta, đóng đô tại thành Bārāṇasī, có một người thợ săn cư ngụ trong thành. Anh ta chuyên nghề săn bắn voi lấy ngà, móng, ruột và thịt nạc voi đem bán để chi độ hộ khẩu.

Lúc ấy, trong rừng già có đoàn voi gom cả ngàn thớt về quần tụ để kiếm ăn, đi theo đường gặp những vị Phật Độc Giác. Từ đó về sau, mỗi khi qua lại ngang chỗ chư Phật ngồi tịnh, đàn voi đều quỳ gối đảnh lễ các Ngài rồi mới dậy đi.

Một hôm, tên thợ săn trông thấy hành động ấy của đàn voi, thì thầm nghĩ rằng: “Những con tượng nầy ta đến gần hạ chúng được rất là khó khăn, thế mà mỗi lần qua lại, chúng đều dừng chân đảnh lễ chư Phật Độc Giác, không biết chúng nhìn thấy cái chi mà chúng đảnh lễ?”.

Sau khi suy nghĩ, tên thợ săn nói thầm: “Chắc tại thấy bộ y vàng”.

Anh ta bèn tính thầm: “Ta cần phải kiếm cho được một bộ y vàng”. Nhơn dịp một vị Phật Độc Giác xuống tắm dưới ao, anh ta lén lấy trộm, rồi ra chỗ đường mà voi năng đi lại, tay lăm le cầm cây lao nhọn đắp y lên che kín, ngồi chờ.

Đàn voi đi tới, tưởng lầm anh ta là một vị Độc Giác Phật, nên dừng chân đảnh lễ, rồi mới đi qua. Tên thợ săn chờ cho đàn voi qua hết, rút lao ra phóng giết con đi sau cùng, lấy ngà, móng, ruột, thịt nạc rồi còn dư bao nhiêu đều đào đất chôn cho mất tích, đoạn anh ta rời khỏi rừng đi về thành.

Thời gian sau, nhằm lúc Đức Bồ Tát giáng sanh làm tượng chúa, cầm đầu cả đoàn voi, tên thợ săn vẫn còn dùng cách ấy. Đức Bồ Tát là tượng chúa, thấy đàn voi của mình ngày một hao hụt, bèn hỏi những voi khác rằng: “Những voi nầy đi đâu mất mà đàn ta ngày càng thưa thớt vậy?”.

Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 87

Nghe đáp như vậy, chúa Tượng tự nghĩ: “Chúng đi đâu mà chẳng hỏi xin ta kìa, chắc không phải đi đâu, có lẽ chúng đã bị tai nạn”.

Rồi Tượng chúa phát nghi rằng: “Chắc là chúng bị hại chỗ người đắp y vàng chẳng sai”.

Nghĩ thế, Tượng chúa bèn ra lệnh cho cả đoàn voi đi trước, để một mình đi đoạn hậu vừa đi vừa quan sát.

Tên thợ săn là vị Phật giả mạo, chờ đàn voi đảnh lễ qua hết rồi, khi thấy Bồ Tát từ từ đi tới phía sau cùng, bèn lập tức vén y lên, nhắm ngay chỗ nhược của Tượng chúa phóng cây lao tới.

Tượng chúa đã đề phòng trước, nên thối lui tránh được cây lao. Bồ Tát liền nghĩ: “Đây là kẻ sát hại đàn voi của ta” nên xông tới quyết bắt cho được.

Nhưng hắn ta chay núp sau một thân cây, Bồ Tát tính thầm “Ta sẽ lấy vòi quấn luôn cả cây lẫn người hắn mà chà đạp xuống đất”.

Ngay lúc ấy, tên thợ săn đã cởi tốc chiếc y vàng lên cao cho Tượng chúa thấy. Tượng chúa nghĩ thầm: “Nếu ta sát hại tên nầy, thì ta sẽ mất mặt đối với chư Phật Toàn Giác, Độc Giác và A La Hán chẳng sai”. Vì thế, nên tượng chúa dằn lòng nhẫn nhịn và hỏi rằng:

- Chính nhà ngươi đã sát hại những voi trong đàn của ta phải không? - Dạ phải, thưa ông Tượng.

- Tại sao ngươi tạo nghiệp ác nặng nề như thế, tự mình không xứng đáng mà dám lạm khoác bộ y vàng của bậc đã dứt trừ tham dục, làm như vậy ngươi đã tạo nghiệp ác rất nặng nề.

Nói rồi, Bồ Tát đọc hai bài kệ khuyến cáo tên thợ săn như sau:

“Cà sa mặc ở bên ngoài,

Tâm còn ô nhiễm cũng hoài lá y, Buông lung giả dối hay gì?

Thà rằng không mặc, mới y hợp thời. Trong tâm tẩy sạch bụi đời,

Chân thành khắc kỷ, chẳng rời luật nghi, Người tu y với lá y,

Cà sa Tăng và từ bi khách thiền”.

Đọc kệ rồi, Bồ Tát còn thêm câu kết luận:

- Việc làm của ngươi thật không xứng đáng chút nào, nói rồi thả hắn đi. Khi chấm dứt thời pháp, Đức Bổn Sư dẫn giải rằng:

Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 88

- Tên thợ săn voi lúc trước nay là Devadatta và Tượng chúa cho tên thợ săn bài học đó chính là Như Lai vậy.

Nầy Tỳ khưu, đây không phải là lần đầu tiên Devadatta mặc y không xứng đáng với người của ông ta đâu. Trong tiền kiếp ông ta cũng đã từng làm như thế đó rồi.

Đến đây Đức Bổn Sư lặp lại bài kệ trên: “Anikkasāvo kāsāvaṃ, Yo vatthaṃ paridahessati; Apeto damasaccena, Na so kāsāvam arahati”. “Yo ca vantakāsāv’assa, Sīlesu susamāhito; Upeto damasaccena, Sa ve kāsāvam arahatīti”.

Nêu lên làm sáng tỏ nghĩa lý nầy bằng tích Tượng chúa sáu ngà.

CHÚ GIẢI:

Anikkasāvo (Chưa dứt triền phược): là chưa tẩy sạch phiền não trong tâm là tham, sân, si.

Kāsāvaṃ: là y cà sa, tức là y vàng của Tỳ khưu.

Paridahessati (sẽ đắp): là sẽ vận mặc, trùm phủ khoác lên mình.

Apeto damasaccena (không chơn thật tự chủ): là không chế ngự được lục căn, không nói lời chân thật, đúng theo chơn lý Thánh Đế.

Na so kāsāvam arahati: là kẻ kém đức thiếu tài, như vậy không xứng đáng mặc y vàng cà sa.

Vantakāsāv’assa (đã dứt triền phược): là đã dứt bỏ, đã xa lìa những ô nhiễm phiền não, noi theo bốn Thánh Đạo.

Sīlesu (trong Giới luật): là Tứ thanh tịnh giới: thu thúc trong giới bổn, thu thúc lục căn, thu thúc theo chánh mạng, thu thúc theo quán tưởng tứ vật dụng.

Susamāhito(khéo tu trì): là khéo thọ, khéo giữ và hành theo cách chắc chắn.

Upeto damassaccena(có sự tự chủ chơn thật): là thật sự thu thúc sáu căn, có lời nói chơn thật.

Sa ve kāsāvam arahati: người giới hạnh như vậy xứng đáng mặc bộ y vàng.

Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 89

Bài kệ vừa dứt vị Tỳ khưu du hành đắc quả Tu Đà Hườn, nhiều vị khác cũng chứng đắc đạo quả nhất là quả Nhập Lưu. Kỳ dư thính chúng đều hưởng sự lợi ích.

Dịch Giả Cẩn Đề

Dịp may dong ruổi khiến Đề Bà, Vớ được y vàng mặc nhởn nha! Giới hạnh không bì người lạ xứ, Tài năng chỉ cậy chỗ quen nhà. Gặp thời vênh váo quên điều phải,

Đắc thế kiêu kỳ chấp cái ta. Đường cũ ngựa quen từ kiếp trước,

Săn voi cũng lạm đắp cà sa.

Một phần của tài liệu pham-01-songdoi-ns (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)