III- Xã hội Ấn Độ trước thời Đức Phật, đã phân ra làm bốn giai cấp Theo Luật Đức Bàn Cổ (Mano) đã ấn định bốn cách nầy căn cứ vào bốn dòng dõi, tuy sống
08. “Asubhānupassiṃ viharantaṃ, “Ai bất tịnh quán tu,
I.10- Tích ĐỒ TỂ CUNDA
(Cundasūkarikavatthu)
KỆ NGÔN: (Pháp Cú câu 15)
“Idha socati pecca socati, “Sống khổ, chết cũng khổ,
Pāpakāri ubhayattha socati; Kẻ ác hai đường khổ,
So socati so vihaññati, disvā Đã khổ càng thêm sầu,
Kammakiliṭṭhamattano”. Thấy nghiệp mình lem ố”.
Kệ Pháp Cú 15 nầy, Đức Tôn Sư thuyết ra khi Ngài ngự tại Tịnh xá Veḷuvana, đề cập đến ông đồ tể giết heo tên là Cunda.
Theo như khẩu truyền, ông đồ tể này đã từng sát hại dòng heo suốt cả năm mươi lăm năm trường để lấy thịt, lớp ăn, lớp bán mà nuôi mạng sống.
Gặp năm mất mùa đói kém, ông ta lấy xe bò chở lúa về miền đồng quê, dạo qua các làng để mua heo con, mỗi con trả giá một hoặc hai lon lúa là nhiều, ông ta trở về nhà với một xe heo đầy, thả heo vào chuồng lộ thiên phía sau nhà, nguyên là một miếng đất trống mà ông đã rào kín bốn mặt, ông cho heo ăn đủ thứ rau cỏ và cả đồ dơ, nuôi cho tới lớn.
Muốn làm thịt con heo nào, ông bắt trói thúc ké nó vào gốc cột, lấy cây đòn tay vuông đập khắp mình nó cho thịt mềm ra và nở phù ra cho nặng cân.
Xong rồi ông cạy răng, banh mỏ heo ra, nhét một khúc cây vào cáng miệng, không cho nó ngậm kín lại, đoạn ông lấy nước nóng đang sôi chế vào cổ họng heo.
Nước nóng chảy tuột vào bụng heo làm loãng phẩn trong ruột nó và lôi cuốn ra ngoài hậu môn, hễ ruột heo còn chút ít phẩn dơ thì nước chảy ra còn đục, bao giờ ruột tẩy thật sạch, nước chảy ra thật trong thì mới thôi.
Còn nước sôi trong ấm, ông chế luôn lên lưng heo, cạo cho vuột lớp da bên ngoài, ông lấy đuốc đốt râu heo, rồi dùng gươm bén chặt đầu nó ra, huyết heo chảy xuống, ông hứng vào chậu để dành rưới lên thịt khi quay heo.
Thịt chín rồi, ông ta ngồi vào bàn cùng ăn với vợ con, còn dư bao nhiêu ông để bán cho khách hàng.
Ông Cunda đã sanh sống bằng nghề đồ tể, tạo nghiệp sát sanh như vậy trong hơn năm mươi lăm năm qua.
Mặc dầu Đức Như Lai ngự trong ngôi chùa gần nhà, ông chớ hề nhìn ra ngày nào mà bước chân đến đó dâng cúng một nắm hoa, để bát chừng một vá cơm, hoặc làm chút ít công quả chi để bòn phước về sau.
Một hôm, thình lình ông phát bệnh nặng, tuy chưa bỏ xác, ông cũng bị ngọn lửa A tỳ thiêu đốt ngày đêm. Hỏa lực của địa ngục Vô gián nầy cũng có thể làm nổ mắt người, mặc dù đứng cách xa đến hàng trăm do tuần… Do đó có câu kệ:
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 138
Pharitvā tiṭṭhati sabhadāti”.
“Nóng xa hàng trăm do tuần
Lửa A tỳ cháy tưng bừng ngày đêm”.
(Để mô tả sức nóng dữ dội của lửa đại địa ngục hơn thứ lửa thường đến mức độ nào. Đại đức Nāgāsena đã từng đưa ra sự so sánh sau đây, để đáp lại câu hỏi của vua Milanda: “Tâu đại vương! Nếu có một tảng đá to bằng cái nhà, rớt vào trung tâm hỏa ngục, thì chỉ trong giây lát là nó sẽ cháy tan ra tro bụi ngay. Vậy mà, do bởi nghiệp quả nặng nề, những kẻ làm ác đọa sanh chẳng khác nào bào thai ở trong bụng mẹ vậy).
Trong lúc bị thiêu đốt nóng nảy như thế, ông Cunda có những hành động kỳ dị khác thường, như tiếng heo la rồi ông xuống gối, bò hai chân ra phía trước nhà, rồi bò vô phía sau nhà, gia nhân quyến thuộc xúm nhau kềm và bụm miệng ông lại cũng không ngăn được ác nghiệp tới thời trả quả. Thế rồi họ cũng buông thả ông ta ra để mặc ông bò lê bò la lung tung trong nhà, la hét luôn mồm như heo bị cắt cổ vậy.
Ở xung quanh đó, cách xa độ bảy căn nhà, không ai có thể ngủ yên giấc với ông ta, cho đến người trong nhà ông cũng kinh hãi. Vì thấy ông là hiện thân của Tử thần nên không dám ở chung để săn sóc gìn giữ, họ tấn cánh cửa lại, nhốt một mình ông ta trong nhà, còn tất cả đều ra ngoài, luân phiên canh gác chung quanh nhà, để phòng ngừa ông có thể thoát ra.
Ông Cunda vẫn bò lê lết trong nhà, bị lửa địa ngục thiêu đốt nóng nảy, nên la hét như heo suốt trong bảy ngày đêm như thế… đến ngày thứ tám ông mới tắt hơi bỏ xác, đọa sanh vào địa ngục Vô gián.
Địa ngục Vô gián nầy, ta nên mô tả theo như trong quyển Thiên Sứ Kinh (Devadūtasuttanta).
Vài Tỳ khưu đi ngang qua nhà ông Cunda, nghe tiếng kêu la tưởng lầm là tiếng của heo kêu, nên về đến chùa vào ngồi bên Đức Phật mà bạch rằng:
- Bạch Ngài! Lão Cunda đóng bít cửa nhà lại để giết heo, kể hôm nay là bảy ngày rồi, chắc họ sắp làm tiệc lớn ăn mừng việc chi đấy, bạch Ngài! Thử nghĩ coi, ông ta đã sát hại biết bao nhiêu heo rồi, mà chẳng chịu nghỉ tay, thật quả vậy, ông ta không còn một chút tâm từ, tâm bi nào cả, thiết tưởng trên đời nầy không có một chúng sanh nào mà ác độc, hung bạo đến thế bao giờ.
Đức Bổn Sư giải rằng:
- Nầy các Tỳ khưu! Lão Cunda không có giết heo trong bảy ngày nay đâu. Vì nghiệp quả (Kammavipāka) đã chín mùi, nên ông bị lửa địa ngục A tỳ nổi lên thiêu đốt ngay khi còn sống, bị thọ khổ hình, ông ta nóng nảy la hét như heo và bò lê lết trong nhà suốt bảy ngày qua. Hôm nay mới bỏ xác, đọa sanh vào địa ngục A tỳ.
Chư Tăng bèn bạch rằng: “Bạch Ngài! Lão Cunda lúc sống đã chịu quả khổ như thế mà chết rồi còn phải đọa sanh vào khổ cảnh ác đạo nữa sao?”.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 139
- Đúng vậy, nầy các Tỳ khưu! Kẻ nào dể duôi (Pamatto), mặc dầu còn tại gia hay đã xuất gia cũng đều chịu đau khổ trong hai cảnh giới như thế cả.
Rồi Ngài đọc tiếp bài kệ sau đây: “Idha socati pecca socati, Pāpakāri ubhayattha socati; So socati so vihaññati,
Disvā kammakiliṭṭhamattano”.
“Những tay bạo ác hung đồ, Dù cho thác xuống dưới mồ chưa yên.
Kiếp nầy đau khổ triền miên,
Kiếp sau vương vấn hận phiền không thôi. Thấy mình ác nghiệp gieo rồi,
Cả trong hai kiếp ngậm ngùi ăn năn”.
CHÚ GIẢI:
Chữ Pāpakārī trong bài kệ trên đây chỉ kẻ tạo nghiệp ác bằng nhiều đường lối, đến khi lâm chung, hồi tưởng lại lúc mình sanh tiền, thấy rằng: “Quả thật ta chưa từng làm việc lành nào cả, ta chỉ có làm việc ác không mà thôi”. Thế rồi, kẻ ấy ăn năn hối hận, ân sầu khổ não.
Đó là nghiệp khổ trong đời nầy (idha).
Còn quả khổ kế tiếp sau là: Sau khi chết rồi, kẻ ác tái sanh vào khổ cảnh vào cảnh giới khác cũng còn phải chịu ảnh hưởng của sự buồn rầu, sầu khổ trong hiện kiếp ấy nữa.
Vì là kẻ ác phải chịu đau khổ trong hai cảnh giới như thế, nên lão Cunda đồ tể, đã khổ trong khi còn sống mà còn khổ thêm sau khi thác rồi nữa.
Disvā kammakiliṭṭhamattano (thấy nghiệp mình lem ố): Sau khi nhìn thấy tự mình đã tạo nghiệp xấu xa, nhơ nhớp thì kẻ ác sanh tâm buồn rầu, càng than van rên rỉ, lại càng ăn năn hối tiếc.
Sau bài kệ, có nhiều Tỳ khưu đắc Thánh quả, nhất là Tu Đà Hườn quả. Đại chúng thính pháp cũng đều được hưởng ít nhiều lợi ích.
Chú giải KINH PHÁP CÚ – Quyển 1 Trang 140
Dịch Giả Cẩn Đề
Giết lợn nuôi mình với vợ con,
Năm lăm năm chẵn, nghiệp vuông tròn! Một cơn nóng sảng mơ thành thú, Bảy bữa rên la tưởng bị đòn! Ngọn lửa A Tỳ cao ngất núi, Tội ông đồ tể lớn tày non! Ác lai ác báo mau cùng chậm, Sống chết hai nơi khổ vẫn còn.