thăm dò, trong đó đã loại trừ ít nhất ba mươi phần trăm (30%) diện tích theo giấy phép được cấp trước đó. Sau khi nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân phải chờ đợi 30 ngày làm việc để nhận được kết quả (cho phép gia hạn hoặc không cho phép gia hạn) từ cơ quan cấp phép.
“Thời hạn của một Giấy phép khai thác khoáng sản căn cứ vào báo cáo nghiên cứu khả thi về khai thác khoáng sản đối với từng dự án, nhưng không quá ba mươi (30) năm và được gia hạn theo quy định của Chính phủ; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm”76.
“Thời hạn của một giấy phép chế biến khoáng sản được xác định trên cơ sở dự án đầu tư chế biến khoáng sản, nguồn khoáng sản hợp pháp, nhưng không quá ba mươi (30) năm và được gia hạn nhiều lần phù hợp với nguồn khoáng sản hợp pháp; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm” 77.
Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản không quá 03 (ba) năm và được gia hạn theo quy định của Chính phủ, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 02 (hai) năm78. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thu thập được nhiều ý kiến của doanh nghiệp cho rằng thời hạn của giấy phép thăm dò là quá ngắn, dưới đây là một số trích dẫn ý kiến của các doanh nghiệp:
+ “Đối với phần lớn hoạt động thăm dò khoáng sản có quy mô lớn, thời hạn này không thực tế và không thể đủ cho đơn vị được cấp phép hoàn tất việc thăm dò sơ bộ, thăm dò chi tiết, xác định trữ lượng và nghiên cứu khả thi để có thể xin cấp giấy phép khai thác79”;
+ “Thời hạn này quá ngắn và không thể thi hành được”80
+ “Thời hạn của giấy phép thăm dò ngắn làm phát sinh tiêu cực trong việc xin gia hạn và đặt doanh nghiệp trong tình trạng bị động vì luôn tiềm ẩn khả năng không được gia hạn và mất quyền khai thác trong khi đã đầu tư để khảo sát và thăm dò”81.
+ Khả năng đang thăm dò dở dang có thể bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cho phép tiếp tục thăm dò82.
+ Có trường hợp để khai thác khoáng sản thành công, nhà đầu tư phải mất tới 29 năm thăm dò83.