VỀ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ CÔNG TÁC TUYỂN

Một phần của tài liệu SHCB+T9.PDF (Trang 32 - 37)

- Một số giải pháp trong thời gian tới:

3.VỀ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ CÔNG TÁC TUYỂN

THÔNG QUỐC GIA VÀ CÔNG TÁC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2017

Về Kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2017

Dưới sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ và sự ủng hộ, chia sẻ trách nhiệm của các ban, bộ, ngành, địa phương, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động, chuẩn bị kỹ các điều kiện và tổ chức thành công Kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, thể hiện ở một số nét chính sau:

- Việc tổ chức một loại cụm thi ở mỗi tỉnh, thành phố do sở giáo dục đào tạo địa phương chủ trì, các trường đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) phối hợp là một đổi mới căn bản theo hướng tích cực. Kết hợp tổ chức thi theo cách thức mới (thi theo bài tổ hợp và hình thức thi trắc nghiệm với hầu hết các bài thi. Mỗi thí sinh trong cùng một phòng thi có một mã đề thi trắc nghiệm riêng) đã đáp ứng yêu cầu thi gọn nhẹ, khách quan, công bằng.

- Các Điểm thi trường, liên trường đặt tại địa phương nơi thí sinh theo học đã giúp thí sinh không phải di chuyển xa, không phải lo chỗ ăn, nơi ở, tạo được tâm thế bình tĩnh, tự tin hơn khi làm bài thi; thời gian thi rút ngắn còn 2,5 ngày tránh gây mệt mỏi cho thí sinh và công tác tổ chức thi nhẹ nhàng hơn. Bên

cạnh đó, Kỳ thi hầu như không gây áp lực nào lên cơ sở hạ tầng nơi tổ chức các điểm thi, tránh được tình trạng giao thông ùn tắc, thí sinh và người nhà đi lại vất vả như những năm trước.

- Việc thí sinh chọn bài thi Khoa học Xã hội cao hơn bài thi Khoa học Tự nhiên là tín hiệu cho thấy việc đổi mới phương thức thi từ thi theo môn sang thi theo bài tổ hợp, từ chủ yếu tự luận sang hầu hết trắc nghiệm đã tác động tích cực trở lại quá trình dạy học, góp phần khắc phục dần tình trạng học lệch, dạy tủ, học tủ hay cắt xén chương trình; làm cho các môn khoa học xã hội trở nên gần gũi hơn đối với học sinh.

- Việc đổi mới phương thức thi và nội dung câu hỏi thi trắc nghiệm đã giúp thí sinh tăng cường tự học, tự hệ thống kiến thức, phát huy năng lực sở trường. Cũng nhờ đó, việc dạy thêm, học thêm, luyện thi tràn lan từng gây bức xúc trong dư luận xã hội bước đầu đã giảm nhiều.

- Công tác chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi diễn ra nghiêm túc, an toàn và kết quả tốt nghiệp cao của học sinh cũng là một nhân tố đóng góp cho sự thành công của Kỳ thi (Toàn quốc có 865.866 thí sinh đăng ký dự thi, được tổ chức tại 2.364 Điểm thi với 36.809 phòng thi; Tỷ lệ tốt nghiệp chung toàn quốc đạt: 97,42%; trong

đó Giáo dục THPT đạt 98,30%, giáo dục thường xuyên đạt 86,37%).

Bên cạnh đó, công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như còn nhiều sai sót trong đăng ký dự thi và đăng ký xét tuyển do khâu hướng dẫn thí sinh tại các điểm đăng ký chưa kỹ, nhất là các điểm đăng ký dành cho thí sinh tự do; vẫn còn hiện tượng thí sinh mang tài liệu, vật dụng trái quy định, đặc biệt là điện thoại di động vào phòng thi (có 72 thí sinh bị đình chỉ thi, giảm nhiều so với năm 2016 có 328 thí sinh bị đình chỉ thi); có 02 cán bộ coi thi bị nhắc nhở; một số giám thị thiếu chữ ký trong bài thi của thí sinh.

Công tác tổ chức tuyển sinh đaị học, cao đẳng

- Có sự phối hợp tốt giữa Ban Chỉ đạo tuyển sinh quốc gia và các trường, nhóm trường ĐH, CĐ trong suốt quá trình thực hiện xét tuyển, đảm bảo quy trình kỹ thuật ổn định, chính xác. Do đó, công tác xét tuyển ĐH, CĐ đợt 1 được thực hiện nhanh gọn, hiệu quả, đảm bảo tiêu chí chất lượng; điểm trúng tuyển nhìn chung phản ánh chất lượng đầu vào và sự phân loại chất lượng giữa các thí sinh, giữa các nhóm trường khác nhau.

- Đảm bảo quyền tự chủ của các trường (xác định chỉ tiêu, lập đề án tuyển sinh, tham gia nhóm hay tuyển sinh độc lập, xác định điểm trúng tuyển và danh sách

thí sinh trúng tuyển…). Thông tin tuyển sinh của các trường được công khai minh bạch và đầy đủ trong đề án tuyển sinh. Việc thí sinh được đăng ký xét tuyển không giới hạn nguyện vọng; được điều chỉnh nguyện vọng sau khi có kết quả thi THPT quốc gia đã tăng khả năng trúng tuyển vào các ngành nghề phù hợp với khả năng và điều kiện của thí sinh.

- Đã áp dụng triệt để công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của quy trình xét tuyển, bảo đảm tính khoa học, khách quan, chính xác, công khai, minh bạch. Đặc biệt, việc lần đầu tiên áp dụng công nghệ lọc các nguyện vọng trong xét tuyển đã giúp giảm thiểu số thí sinh ảo.

Tuy nhiên,công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017 vẫn còn một số hạn chế, bất cập, như: trong dư luận xã hội còn băn khoăn về điểm ưu tiên trong tuyển sinh, cho rằng mức điểm ưu tiên cao so với cách chấm điểm và làm tròn điểm bài thi như hiện nay.Một số ý kiến băn khoăn về điểm chuẩn chênh lệch nhiều giữa các ngành khác nhau, lo lắng về chất lượng đào tạo những ngành có điểm đầu vào thấp, nhất là ở một số trường sư phạm. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu đề thi có độ phân hóa cao hơn sẽ thuận lợi nhiều cho công tác tuyển sinh.

Phương hướng thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ thời gian tới

Một là, trên cơ sở rà soát công tác tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2017, xác định rõ ưu điểm và hạn chế, bất cập, làm cơ sở để sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy về thi và tuyển sinh trong các năm 2018, 2019… theo hướng giữ ổn định như Phương án tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển sinh vào ĐH, CĐ năm 2017.

Hai là, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ về công tác thi, kiểm tra, đánh giá; quy định rõ chức năng nhiệm vụ quản lý tổ chức thi của Bộ và các cơ sở giáo dục để dần đưa việc tổ chức thi vào nền nếp, đảm bảo thi, kiểm tra đánh giá là động lực thúc đẩy quá trình dạy học, đồng thời khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục.

Ba là, nghiên cứu cấu trúc và điều chỉnh ma trận đề thi để đảm bảo đề thi phù hợp hơn với yêu cầu Kỳ thi 2 mục đích; tăng cường chuẩn hóa ngân hàng câu hỏi thi.

Bốn là, củng cố, nâng cấp, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin theo hướng đồng bộ, hiện đại và đảm bảo an toàn thông tin mạng; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tổ chức thi và tuyển sinh.

Năm là, phân tích dữ liệu tuyển sinh các năm gần đây làm cơ sở để xem xét đề xuất điều chỉnh chế độ ưu tiên hợp lý trong tuyển sinh; xem xét mức độ sử dụng điểm trung bình cả năm lớp 12 trong xét công nhận tốt nghiệp THPT; đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đầu vào của khối ngành sư phạm.

Một phần của tài liệu SHCB+T9.PDF (Trang 32 - 37)