TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Một phần của tài liệu SHCB+T9.PDF (Trang 37 - 39)

- Một số giải pháp trong thời gian tới:

4. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do vi rút Dengue gây ra với 4 tuýp gây bệnh (ký hiệu là D1, D2, D3, D4). Do miễn dịch được tạo thành sau khi mắc bệnh chỉ có tính đặc hiệu đối với từng tuýp cho nên người ta có thể mắc bệnh sốt xuất huyết lần thứ 2 hoặc thứ 3 bởi những tuýp vi rút khác nhau. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, bệnh sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp, gia tăng về phạm vi và số lượng người mắc bệnh qua từng năm tại nhiều quốc gia. Hiện bệnh lưu hành tại 128 quốc gia, hơn 3,9 tỷ người sống trong vùng nguy cơ bị mắc bệnh, hàng năm có khoảng 390 triệu người nhiễm bệnh.

cả nước ghi nhận 80.555 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 22 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2016 (51.742/17) số người mắc tăng 33,5%, số người tử vong tăng 05 trường hợp. Riêng tại Hà Nội, dịch bệnh lan nhanh, xảy ra trên diện rộng (30/30 quận, huyện; 532/584 xã, phường, thị trấn có người mắc bệnh). Toàn thành phố đã ghi nhận 13.982 mắc, trong đó có 5 trường hợp tử vong, số ca mắc tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ 2016. Đáng chú ý, các năm trước tại Hà Nội chỉ ghi nhận hai tuýp gây bệnh là D1 và D2, hiện nay đã phát hiện thêm tuýp D4 vì vậy sẽ làm tăng nguy cơ số người mắc bệnh trong thời gian tới.

Để chủ động ngăn chặn không để dịch bệnh sốt xuất huyết lan rộng, kéo dài, đề nghị các ban, bộ, ngành, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để tuyên truyền nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời về tình hình bệnh và các biện pháp để người dân tích cực, chủ động phòng, chống bệnh.

Hai là, Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra các địa phương về công tác giám sát, phát hiện, xử lý các ổ dịch, biện pháp dự phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết; tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về công tác chuẩn đoán, điều trị; bảo đảm đủ phương tiện, vật tư,

trang thiết bị, sẵn sàng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời.

Ba là, đối với người dân, thực hiện các biện pháp sau: (1) Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng; (2) Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy; (3) Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày; (4) Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch; (5) Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Một phần của tài liệu SHCB+T9.PDF (Trang 37 - 39)