KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

Một phần của tài liệu SHCB+T9.PDF (Trang 39 - 42)

- Một số giải pháp trong thời gian tới:

5. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ

SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

Đến hết tháng 6/2017, số người tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc là 13,17 triệu người; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 11,28 triệu người; BHXH tự nguyện là 241 nghìn người và Bảo hiểm y tế (BHYT) là 76,44 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT 82,19% dân số cả nước. Toàn Ngành thu được 140.304 tỷ đồng, đạt 49,53% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao năm 2017, tăng 24.408 tỷ đồng (21,06%) so với cùng kỳ năm 2016; ước chi BHXH, BHYT 123.652 tỷ đồng (tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2016). Công

tác cấp, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT được triển khai, thực hiện theo quy định (đến ngày 30/6/2017, cả nước đã bàn giao được 2,38 triệu/12 triệu sổ BHXH, đạt 19% số sổ cần bàn giao). Công tác quản lý, chi trả các chế độ, chi trả kịp thời, đúng đối tượng cho hơn 3,5 triệu người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng, hàng triệu lượt người hưởng trợ cấp một lần, mai táng phí, trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức...

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT vẫn còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, như tình trạng trốn đóng, nợ đóng BHXH, BHYT diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó có cả phần kinh phí do ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ đóng cho một số đối tượng tham gia BHYT; công tác phát triển thêm các đối tượng tham gia đóng BHXH còn chậm; công tác phối hợp giữa các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam với thanh tra các bộ, ngành vẫn còn hạn chế...

Để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2017, các đơn vị trong toàn Ngành cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai thực hiện việc giải quyết, chi trả đầy đủ, kịp thời các quyền lợi về BHXH, BHYT cho người lao động và người dân; thực hiện tốt công tác rà soát, bàn giao sổ BHXH cho người lao động

theo quy định của Luật BHXH năm 2014.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ.

Thứ ba, đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền theo hướng chuyên nghiệp hóa cả về nội dung và phương thức tiếp cận người tham gia, nghiên cứu các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, phát huy vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí…

Thứ tư, chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển đối tượng; thu đúng, đủ, kịp thời, chống tồn đọng; ngăn ngừa hành vi trục lợi; đảm bảo cân đối quỹ.

Một phần của tài liệu SHCB+T9.PDF (Trang 39 - 42)