Cán cân vốn (Capital Balance – K)

Một phần của tài liệu thực trạng cán cân thanh toán việt nam 2009 – 2010 (Trang 33 - 44)

Năm 2009 2010

K 12.300 9.200

Cán cân vốn của Việt Nam từ năm 2008 – 2010 (Nguồn: SBV, IMF, WB)

Cán cân vốn của Việt Nam bao gồm các bộ phận cơ bản:

• Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

• Vốn đầu tư gián tiếp (FII)

• Các khoản nợ ngắn hạn, tín dụng thương mại, các khoản nợ trung – dài hạn và tài sản ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại.

Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài, là những thành phần dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất khi khủng hoảng kinh tế xảy ra.

3.4.1 Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII)

Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư xuyên biên giới.Nó chỉ các hoạt động mua tài sản tài chính nước ngoài nhằm kiếm lời. Hình thức đầu tư này không kèm theo việc tham gia vào các hoạt động quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp giống như trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việt Nam đã có những thành công trong thu hút FDI, song việc thu hút FII thì vẫn còn nhiều những hạn chế.

Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ dẫn tới TTCK toàn cầu suy giảm, trong đó có TTCK Việt Nam khiến cho FII có xu hướng thoái lui khỏi TTCK Việt Nam vào nửa cuối năm 2008. Tuy nhiên năm 2009, khi TTCK Việt Nam bắt đầu có những tín hiệu hồi phục với những phiên tăng điểm liên tiếp và khá bền vững thì dòng vốn này đã có xu hướng quay trở lại.

Năm 2010 dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thuần khoảng 1 tỷ USD. Dòng vốn này đã xoay chiều so với năm 2008 – 2009: năm 2008 rút ra 2 tỷ USD, năm 2009 rút ra 230 triệu USD. Số lượng tài khoản tăng 38% so với năm 2009, trong đó lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh, đạt con số 1.300 tài khoản, tăng 50% so với 2009.

Theo đánh giá của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), năm 2010, kinh tế vĩ mô chưa thực sự thuận lợi, thanh khoản của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng còn khó khăn; thâm hụt cán cân thương mại, lạm phát, tỷ giá cao ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên số lượng công ty niêm yết tăng mạnh với 187 công ty mới niêm yết, bằng 30% tổng số công ty niêm yết của cả giai đoạn 2000 - 2010. Đây là một nỗ lực rất lớn của thị trường trong việc tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán.

Vốn FII thặng dư lớn là do đầu năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu ra thị trường quốc tế (theo phương pháp luận thống kê cán cân thanh toán quốc tế giao dịch này phải được thống kê vào hạng mục FII thay vì vay nợ của Chính phủ). Nếu loại trừ phát hành trái phiếu của Chính phủ thì trong 6 tháng đầu năm 2010 các nhà đầu tư nước ngoài vẫn mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 800 triệu USD (bao gồm cả thị trường OTC), trong đó quý I/2010 là 290 triệu USD.

3.4.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

3.4.2.1 Thực trạng

2009 21.48 tỷ USD

2010 18.59 tỷ USD

Năm 2009, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký ước đạt 21.48 tỷ USD, vốn thực hiện ước đạt 10 tỷ USD.Tuy mức vốn đăng ký chỉ bằng 1/3 so với mức kỷ lục năm ngoái

(64 tỷ USD) nhưng đây là một kết quả tương đối khả quan trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm.

• Trong đó, dịch vụ ăn uống và lưu trú là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với gần 8.8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm.

• Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 7.6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển Rồng tại Quảng Nam, dự án của Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án của Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4.15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1.68 tỷ USD.

• Lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2.97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2.22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm.

• Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam năm 2009, Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất với tổng vốn đăng ký 9.8 tỷ USD, chiếm 45.6%.

• Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút được nhiều vốn FDI nhất so với cả nước, với 6.73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Những địa phương thu hút nhiều vốn FDI trong năm 2009, tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4.1 tỷ USD; 2.5 tỷ USD; 2.36 tỷ USD và 1.7 tỷ USD.

Trong năm 2010, Việt Nam đã thu hút được 18.59 tỉ USD vốn ĐTNN đăng ký (gồm cả cấp mới và tăng vốn). Tuy chỉ bằng 82.2% so với cùng kỳ 2009 và gần đạt mục tiêu cho năm 2010, nhưng vốn FDI vào Việt Nam duy trì được con số đáng khích lệ như trên trong bối cảnh suy giảm kinh tế toàn cầu chứng tỏ rằng môi trường đầu tư của Việt Nam vẫn có sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

• Năm 2010, ước tính các dự án FDI đã giải ngân được 11 tỉ USD, tăng 10% so với 2009, trong đó, giải ngân của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) ước đạt 8 tỉ USD. Vốn FDI chiếm 25.8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010, cao hơn năm 2009 (chiếm 25.5%). Đạt được kết quả này, một phần, do sự nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành ở Trung ương cũng như chính quyền các địa phương trong việc chỉ đạo điều hành quyết liệt và kịp thời, cũng như việc

tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các nhà ĐTNN giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc thúc đẩy triển khai thực hiện các dự án ĐTNN.

• FDI đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, 5 địa phương dẫn đầu vẫn là các địa bàn truyền thống như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương. Riêng năm 2010, danh sách các địa phương dẫn đầu về FDI đã có sự thay đổi đáng kể, theo đó, bên cạnh các địa bàn truyền thống, FDI đã tập trung vào các địa bàn mới như Quảng Nam, Quảng Ninh và Cà Mau. Trong đó, Quảng Nam vượt lên trở thành địa phương thu hút được nhiều vốn FDI nhất trong năm 2010 với 4.2 tỉ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm, chiếm 22.5% tổng vốn đầu tư đăng ký trong cả nước.

• Trong năm 2010, có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Xin-ga-po vươn lên dẫn đầu các nhà đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 4.43 tỉ USD chiếm 23.8 % tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Hà Lan đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm trên 2.37 tỉ USD, chiếm 12.7% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam; Hàn Quốc đứng thứ 3 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 2.36 tỉ USD, chiếm 12.7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

3.4.2.2 Các hạn chế của nguồn vốn FDI

Vốn FDI chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư, khu vực kinh tế FDI giữ vị trí đầu tàu trong việc tạo ra giá trị xuất khẩu.việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy đạt được nhiều thành tựu song thời gian qua cũng có không ít hạn chế.

Cơ cấu phân bổ vốn FDI vào Việt Nam hiện nay còn chưa hợp lý. Hiện tại lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vốn FDI nhất. Đứng thứ 2 là lĩnh vực bất động sản và lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký đứng thứ 3 trong năm 2009. Với cơ cấu vốn FDI như thế thì rõ ràng FDI vào lĩnh vực công nghệ chế tạo và chế biến đã bị giảm so với các năm trước. Không những thế, trong lĩnh vực này, vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, có giá trị gia tăng thấp. Trong khi đó, đầu tư vào khai thác tài nguyên và bất động sản tăng lên. Vốn FDI đầu tư vào khai thác mỏ đã tăng

liên tục qua các năm. Song, đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vốn dĩ đã ít lại đang có xu hướng giảm (năm 2006 chiếm khoảng 6% tổng vốn đăng ký, nhưng đến tháng 11-2008 chưa đạt tới 1%). Một cơ cấu đầu tư như vậy hoàn toàn khó có thể bảo đảm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng bền vững.

• Ngoài ra, một hạn chế khác của nguồn vốn FDI vào Việt Nam là tỷ lệ vốn thực hiện đạt được của nước ta còn khá thấp. Năm 2010 tuy tỉ lệ này có tăng nhưng vẫn còn hạn chế.

Về địa bàn đầu tư, mặc dù nguồn vốn FDI đã phân bổ ở nhiều địa phương mới và có sự dịch chuyển từ các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sang các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung,… song những ưu đãi đối với các dự án ở những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa dường như vẫn chưa phát huy được hiệu quả.

Về hiệu quả đầu tư, khu vực FDI vốn được kỳ vọng là lực lượng giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo vốn và kích thích quá trình chuyển giao, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, hiệu quả cho nền kinh tế, nhưng nhiều chuyên gia kinh tế hiện đang lo ngại về hiệu quả thực của khu vực này. Bởi:

Thứ nhất, chỉ số ICOR (tỷ số gia tăng vốn và đầu vào) của khu vực có vốn FDI hiện nay trong nền kinh tế đang là cao nhất (7.91 so với 7.76 và 3.54 của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân).

Thứ hai, chỉ số TFP (hệ số năng suất các nhân tố tổng hợp) lại là thấp nhất (-17.6 so với 8.6 và 3.1 của khu vực kinh tế nhà nước và khu vực tư nhân) mà lẽ ra 2 con số đó cần phải ngược lại(1). Từ đó cho thấy sự tăng trưởng của khu vực có vốn FDI chủ yếu dựa vào yếu tố lao động rẻ, chứ không phải do công nghệ tiên tiến tạo ra. Trên thực tế ở nhiều doanh nghiệp FDI máy móc và công nghệ được đối tác nhập vào Việt Nam phần nhiều là cũ và lạc hậu.

Thứ ba, nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang gây nhiều thất thoát về nguồn thu thuế của Nhà nước qua hiện tượng chuyển giá trong hoạt động thương mại giữa nội bộ công ty nhằm chuyển thu nhập và lợi nhuận về nước. Cụ thể bằng việc định giá quá cao các nguyên liệu, máy móc nhập khẩu đầu vào từ công ty mẹ, trong khi lại bán hàng hóa sản xuất ra cho công ty mẹ với giá quá thấp, nên các doanh nghiệp này đã luôn ở tình trạng "thua lỗ", không những không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, mà còn được hoàn thuế giá trị gia tăng. Chẳng

hạn, theo số liệu thống kê của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh về kết quả kinh doanh năm 2009 của doanh nghiệp FDI trên địa bàn, gần 60% số doanh nghiệp báo cáo thua lỗ (một kết quả không phải là bất thường so với những năm trước nên không thể đổ lỗi cho hậu quả của khủng khoảng kinh tế thế giới). Hay, theo ông Đỗ Duy Thái, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thép Việt, những năm trước, hầu như doanh nghiệp thép trong nước nào cũng có lãi, thậm chí lãi khá lớn, nhưng một công ty nước ngoài hoạt động ở Bình Dương, suốt mười mấy năm hoạt động ngành thuế hầu như không thu được một đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Vì vậy có hiện tượng các doanh nghiệp có vốn FDI "lỗ" nhưng vẫn bung ra về quy mô và số lượng, còn phần đóng góp của doanh nghiệp FDI cho ngân sách nhà nước lại giảm (năm 2009 giảm 11.2% so với kế hoạch, trong khi khu vực tư nhân trong nước chỉ giảm 4.4%, doanh nghiệp nhà nước tăng 6.2%). Và, điều này không chỉ gây tình trạng tăng nhập siêu của Việt Nam, mà nguy hiểm hơn là nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh, cạnh tranh không bình đẳng với các doanh nghiệp trong nước.

• Còn nói về việc sử dụng lao động, tạo công ăn việc làm thì hiện nay khu vực có vốn FDI tuy đã sử dụng tới 1.7 triệu lao động, nhưng điều đáng chú ý là có tới 1.1 triệu người trong số đó lại là lao động nữ, không được đào tạo hoặc chỉ đào tạo ngắn ngày, nên có người đã ví doanh nghiệp có vốn FDI chẳng khác gì một phân xưởng của công ty mẹ ở nước ngoài. Đây chính là điều mà chúng ta cần tiếp tục suy nghĩ để làm sao cho vốn FDI vào Việt Nam thật sự đem lại hiệu quả kinh tế.

3.4.2.3 Nguyên nhân những hạn chế của nguồn vốn FDI

Có thể khẳng định nguyên nhân chủ yếu là do những yếu kém trong nội tại nền kinh tế của nước ta. Trước hết, quy mô nền kinh tế của Việt Nam còn nhỏ bé, sức hấp thụ vốn hạn chế nên thực tế này là rào cản lớn cho việc giải ngân để chuyển số vốn đăng ký thành vốn thực hiện như mong muốn của chúng ta.

Ngoài ra, hệ thống pháp luật, chính sách về đầu tư vẫn thiếu sự đồng bộ, nhất quán.Chính sách đầu tư, cũng như các thủ tục đầu tư của chúng ta còn bị các nhà

đầu tư coi là rườm rà, chi phí cao, thiếu tính minh bạch, trong khi đó, hệ thống tòa án, thực thi pháp luật cũng còn nhiều hạn chế.

Hạn chế về kết cấu hạ tầng là một trong những nguyên nhân chính làm chậm các dự án đầu tư, nhất là sự yếu kém của hạ tầng giao thông làm các nhà đầu tư rất quan ngại bởi sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc làm ăn và làm giảm lợi nhuận kỳ vọng của họ khi đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ, song nhân lực có trình độ quản lý và tay nghề cao lại rất thiếu. Theo thống kê chỉ có gần 30% lực lượng lao động đã qua đào tạo. Chất lượng lao động lao động không chỉ thấp mà còn chưa đồng đều chính là những khó khăn khi nhà đầu tư muốn quan tâm tới các dự án công nghệ cao tại Việt Nam.

Các thủ tục hành chính, hệ thống thuế, hải quan… còn bất cập, không đồng bộ cũng là những yếu tố góp phần làm nản lòng nhà đầu tư khi hoạt động tại Việt Nam.

Nói về hiệu quả đầu tư, Báo cáo nghiên cứu đánh giá giữa kỳ dựa trên kết quả kế hoạch phát triển kinh tê – xã hội 5 năm 2006- 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận định: Để có thể chọn lọc được các dự án FDI phù hợp với lợi ích dài hạn của quốc gia cần phải có bộ máy thẩm định, đánh giá có năng lực. Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có đủ năng lực đánh giá dự án. Trách nhiệm về việc ra quyết định phê duyệt dự án sai cũng ít bị truy cứu và có biện pháp xử lý thích đáng. Công tác giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước còn những bất cập. Do đó, việc phân cấp quản lý đầu tư và xây dựng cho các bộ, ngành, địa phương hiện nay mặc dù được coi là rất đúng đắn, nhưng lại đang tiềm ẩn những rủi ro, hạn chế hiệu quả

Một phần của tài liệu thực trạng cán cân thanh toán việt nam 2009 – 2010 (Trang 33 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w