Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều:

Một phần của tài liệu thực trạng cán cân thanh toán việt nam 2009 – 2010 (Trang 31 - 33)

Từ năm 2000 đến nay, cán cân chuyển giao vãng lai một chiều luôn thặng dư, là nguồn tài trợ quan trọng cho thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam.

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều của Việt Nam từ năm 2000-2010

Năm 2009 2010

Tr 7,000 6,900

Nguồn: SBV, IMF, WB (Năm 2010 là ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Đơn vị: triệu USD

Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy, trong cán cân chuyển giao vãng lai của Việt Nam thì bộ phận chiếm tỷ trọng chủ yếu là chuyển giao tư nhân, còn bộ phận chuyển giao chính phủ chiếm tỷ trọng không đáng kể và thường xu hướng ổn định. Chuyển giao tư nhân của Việt Nam chủ yếu là chuyển tiền của người Việt Nam sống ở nước ngoài (kiều hối)… Tháng 10/1999, Thủ tướng đã kí quyết định số 170/1999/QD-TTG theo đó đã khuyến khích kiều hối của người Việt Nam ở nước ngoài gửi về. Kết quả là trong năm 2000, nguồn chuyển giao tư nhân đạt tới 1585 triệu USD. Hơn nữa, việc thiết lập thêm những kênh chuyển tiền mới đã giúp cho người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm chuyển tiền qua các kênh chính thức và giúp giảm các chi phí chuyển tiền cũng như các rủi ro. Thêm vào đó, chính sách thu hút kiều hối ngày càng thông thoáng chẳng hạn như cho phép người Việt Nam trực tiếp mang tiền về nước mà không giới hạn số lượng chỉ cần khai báo hải quan, cho phép Việt kiều mua nhà hay đầu tư tại Việt Nam… Đặc biệt, việc Chính Phủ cho phép mở rộng đối tượng làm đại lí chi trả kiều hối đã tạo thêm nhiều kênh chuyển tiền từ nước ngoài về, làm tăng sự cạnh tranh giữa các tổ chức dịch vụ chi trả ngoại tệ tạo áp lực buộc các tổ chức này phải giảm chi phí chuyển tiền và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chính những điều này đã tạo nên sự tăng vọt của lượng kiều hối chuyển về nước từ năm 2003 trở lại đây, khiến cho chuyển giao tư nhân của Việt Nam tăng lên không ngừng, nhờ đó Chính phủ bù đắp một phần thâm hụt của cán cân vãng lai. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế sẽ khiến cho đại bộ phận thu nhập của người lao động trên thế giới giảm xuống, cuộc sống trở nên khó khăn hơn, trong đó có bộ phận người Việt Nam sống ở nước ngoài, do đó sẽ khiến cho dòng kiều hối chảy về Việt Nam trong những năm gần đây giảm sút.

Theo ước tính của cơ quan lập báo cáo, thu nhập đầu tư (bao gồm trả nợ lãi các khoản vay nước ngoài, lãi từ hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài…) thâm hụt 5.4 tỷ USD. Chỉ duy nhất mục chuyển tiền trong cán cân vãng lai có thặng dư khoảng 6.9 tỷ USD.

Cụ thể, tính chung 6 tháng đầu năm 2010, chuyển tiền một chiều ròng đạt gần 3.9 tỷ USD, tăng 24% so cùng kỳ năm 2009. Chuyển tiền kiều hối 6 tháng đầu năm 2010 đạt khá (ước khoảng 3.6 – 3.7 tỷ USD, tăng hơn 20% so cùng kỳ năm 2009).Ngay cả quý II, dù không phải là "mùa kiều hối", lượng kiều hối vẫn duy trì được ở mức khá cao (bình quân 500-600 triệu USD/tháng).

Một phần của tài liệu thực trạng cán cân thanh toán việt nam 2009 – 2010 (Trang 31 - 33)