Theo IMF cán cân thu nhập bao gồm cả các khoản thu nhập của người lao động (là các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác bằng tiền, hiện vật do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại) và các khoản thu nhập đầu tư (là các khoản thu từ lợi nhuận đầu tư trực tiếp, lãi từ đầu tư vào giấy tờ có giá và các khoản lãi đến hạn phải trả của các khoản vay giữa người cư trú và người không cư trú). Tuy nhiên, trong cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam công bố cũng như của Ngân hàng thế giới và IMF thì hạng mục này chỉ bao gồm thu nhập đầu tư do thiếu dữ liệu của người thu nhập lao động. Do vậy trong phạm vi bài nghiên cứu của nhóm chúng tôi cũng chỉ xin đề cập tới các khoản thu nhập về đầu tư trong cán cân thu nhập của Việt Nam.
Năm 2009 2010
IC -4,900 -5,400
(Năm 2010 là ước tính của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Nguồn: SBV, IMF, WB Đơn vị: triệu USD
Phần thu từ đầu tư của Việt Nam thì chủ yếu là tiền lãi của các khoản tiền gửi của người cư trú Việt Nam ở các ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên những khoản tiền lãi đó rất nhỏ, thậm chí còn giảm đi vì ta rút ngoại tệ về cho vay trong nước. Ngược lại, những khoản phải thanh toán ngày càng tăng lên do phải trả lãi cho các khoản nợ nước ngoài. Những khoản nợ này khá lớn, hàng năm Việt Nam phải trả lãi khoảng mấy trăm triệu USD. Thêm vào đó những khoản chuyển lợi nhuận đầu tư cũng tăng lên do các dự án FDI được thực hiện dần. Tuy các khoản lãi tiền gửi có tăng lên nhưng các khoản chuyển lợi nhuận và trả lãi nợ nước ngoài tăng mạnh dẫn đến thu nhập đầu tư ngày càng bị thâm hụt.
Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới kéo theo suy thoái kinh tế thế giới hầu hết NHTW các nước thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, cắt giảm lãi suất, trong đó điểm hình như FED, trong năm 2008 đã 8 lần cắt giảm lãi suất, xuống mức thấp kỷ lục là 0.25%...điều này sẽ tác động làm giảm lãi suất của các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ của người cư trú ở nước ngoài, làm giảm nguồn thu chủ yếu của cán cân thu nhập của Việt Nam. Mặt khác, do khó khăn về mặt tài chính nên nhiều doanh nghiệp FDI, chi nhánh các công ty nước ngoài có xu hướng chuyển khoản các khoản lợi nhuận về nước để hổ trợ công ty mẹ, làm tăng các khoản chi trong cán cân dịch vụ do đó trong hai năm 2008, 2009 cán cân thu nhập của Việt Nam tiếp tục thâm hụt với mức độ cao hơn so với năm 2007 và các năm trước đó. Dự đoán trong năm 2010, cán cân thu nhập vẫn thâm hụt với mức cao hơn.