Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chè đạt được. Tuy nhiên ở mỗi hướng sản xuất khác nhau tỷ lệ sử
dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật là khác nhau. Điều đó được thể hiện ở bảng 4.2.3a dưới đây:
Bảng 4.2.3a: Bình quân số lần bón phân và sử dụng thuốc BVTV mỗi lứa Chỉ tiêu
Bón phân
Sử dụng thuốc BVTV
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)
Nhằm nâng cao năng suất, các nông hộ đều sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất cho cây chè. Mỗi lứa chè cho thu hoạch từ 25 – 30 ngày việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để cải thiện năng suất, chất lượng chè là cần thiết nhưng cần sử dụng một cách hợp lý để đảm bảo chất lượng chè và tránh gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên để chè vừa có năng suất nhưng chất lượng chè cũng đảm bảo an toàn cho người sử dụng thì các hộ dân trồng chè cũng rất hạn chế trong việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Trong thời gian tới các hộ được điều tra cần phải điều chỉnh, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học để chất lượng chè tại đây được tốt hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cải thiện môi trường xanh, sạch đẹp. Để cho các nông hộ không lạm dụng việc sử dụng nhiều phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cây chè thì cần có những giải pháp để chuyển từ chè truyền thống sang sản xuất hoàn toàn bằng chè hữu cơ.
Để thấy được chi phí cho sản xuất cho 1 sào chè mỗi vụ một cách đầy đủ và chính xác. Tôi tiến hành điều tra 2 nhóm hộ nông dân sản xuất chè truyền thống và chè an toàn. Chi phí trong sản xuất sẽ được tính cho từng nhóm hộ. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.2.3b:
Bảng 4.2.3b: Bình quân chi phí sản xuất mỗi vụ của nông hộ STT 1 2 3 4 5 6 7
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2021)
Có thể thấy rằng chi phí đầu tư để sản xuất 1 sào chè mỗi vụ của hộ sản xuất chè an toàn cao hơn so với các hộ sản xuất chè truyền thống, cụ thể chi phí sản xuất một vụ của hộ sản xuất an toàn là 336.000 đồng, cao hơn hộ trồng chè truyền thống với chi phí sản xuất chè truyền thống là 302.000 đồng. Chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật của các hộ sản xuất chè an toàn thấp hơn hộ sản xuất chè truyền thống, vì sản xuất chè an toàn cần sử dụng thước bảo vệ thực vật hạn chế, thuốc hóa học có nguồn gốc, tăng cường sử dụng các phân
vi sinh. Chi phí phân bón của các hộ sản xuất chè an toàn cao hơn so với các hộ sản xuất chè truyền thống vì giá thành của các loại phân vi sinh trên thị trường cao hơn so với các loại phân hóa học thông thường.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa lượng mưa hàng năm lớn, vào mùa khô khí hậu lạnh chè chậm phát triển nên những hộ điều tra chỉ tập trung sản xuất từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Khoảng thời gian này mưa nhiều, độ ẩm lớn nên họ không tiến hành tưới nước cho nương chè.
Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, giàu kinh nghiệm sản xuất, tuy nhiên họ quen với tư duy sản xuất lấy công làm lãi, rất ít hoặc không bao giờ
hoạch toán kinh tế trong sản xuất. Những hộ điều tra cũng vậy, do đó những chi phí như chăm sóc hay những chi phí khác họ không bao giờ hoạch toán.
Chế biến là bước quyết định đến chất lượng thành phẩm của chè, đòi hỏi tay nghề của người chế biến cao. Đối với các nông hộ trồng chè tại xã Phúc Xuân, họ rất có kinh nghiệm trong sản xuất và chế biến chè, vì cây chè đã có từ rất lâu tại nơi đây. Qua quá trình điều tra, tôi thấy được tất cả các hộ chế biến chè ngay tại nhà, chi phí cho chế biến là tiền củi và tiền điện do đó chi phí chế biến không cao.