Kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất bưởi da xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 51 - 67)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.1.2. Kỹ thuật trồng, chăm sóc bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh

3.1.2.1. Giống

Giống cây bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai Sơn được người dân mua cành triết từ các hộ dân trồng bưởi tại thị trấn Hát Lót. Sau đó, khi huyện triển khai chính sách hỗ trợ trồng bưởi Da xanh thì giống được huyện lựa chọn tại Viện Nghiên cứu Rau Quả Hà Nội. Một số gia đình có vườn bưởi lớn cũng tự chiết cành để bán với mục đích kinh doanh. Giống được cung cấp cho các chương trình hỗ trợ này chủ yếu là cây được nhân giống bằng phương pháp ghép mắt. Trong các hộ điều tra, giống được cung cấp thông qua chính sách hỗ trợ của huyện triển khai chiếm tỷ lệ trên 88,5 %. Đây có lẽ cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất bưởi Da xanh theo hướng bền vững của huyện.

3.1.2.2. Các biện pháp

- Chọn đất trồng: Đất có tầng canh tác dày từ 0,8m - 1,1m trở lên, giàu mùn (hàm lượng mùn từ 2,2 - 2,7% trở lên). Đặc biệt là đất phải thoát nước tốt, thành phần cơ giới: cát pha, phù sa ven sông, thịt nhẹ.

- Chọn giống: Cây giống bưởi được nhân bằng phương pháp ghép từ vườn cây đầu dòng, sạch bệnh virus. Gốc ghép phải có thân thẳng và cổ rễ ngay, đường kính gốc ghép từ 1,0 - 1,2 cm. Thân cây (phía trên vị trí ghép 2 cm): Thẳng, vững chắc, thân phải tròn, không mang các vết thương cơ giới nghiêm trọng sâu đến phần lõi gỗ. Chiều cao cây giống: từ 60 - 80 cm.

- Mật độ trồng: Thông thường khoảng cách trồng là 5,5m x 5,5m. Mật độ: 350 cây/ha.

- Thời vụ: Thời vụ thích hợp trồng bưởi Da xanh ở Mai Sơn là vào mùa xuân (từ tháng 2 - tháng 4), và mùa thu (từ tháng 8 - tháng 10). Trong điều kiện chủ động nước tưới, trồng vào vụ thu cây ổn định sinh trưởng, đến mùa xuân năm sau cây sinh trưởng tốt hơn.

- Cách trồng: Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lổ, đặt cây thẳng xuống giữa lổ, mặt bầu cây nhô cao 2 - 3cm, ém nhẹ đất, kéo bao nilon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước.

- Làm cỏ, tưới nước, giữ ẩm, trồng xen: Tủ gốc để giữ ẩm trong mùa hè bằng rơm rạ khô và cách gốc khoảng 20 cm. Biện pháp này cũng tránh được cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể. Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nên trồng xen hoa màu để tránh đất bị xói mòn, tăng thu nhập. Bưởi là loại cây trồng cần tưới nước đầy đủ nhất là giai đoạn trái phát triển. Mùa nắng nên thường xuyên tưới nước cho bưởi, vào mùa mưa do lượng mưa không phân bố đều, vì vậy vườn cần phải có mương cống để tiêu nước vào các tháng mưa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây bưởi có thể chết.

- Cắt tỉa, tạo hình tán cây: Là việc làm cần thiết ngay trong thời kỳ xây dựng cơ bản (từ năm thứ 1 đến năm thứ 3) với mục đích tạo lập một hình thái cây trồng có khả năng tiếp nhận ánh sáng đầy đủ, đồng thời khống chế và duy trì chiều cao của cây trồng trong tầm kiểm soát để thuận lợi trong việc quản lý vườn ở hai giai đoạn: kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Hình thành và phát triển bộ khung cơ bản, vững chắc nhằm tránh đổ ngã, gãy nhánh từ đó phát triển các cành nhánh thứ cấp cho cây.

3.1.3. Thc trng sn xut bưởi Da xanh ca hộ điu tra

3.1.3.1. Đặc điểm của hộ điều tra

Đặc điểm hộ gia đình (đặc biệt là chủ hộ) có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất bưởi Da xanh, đặc điểm cơ bản của chủ hộ trồng bưởi Da xanh được thể hiện qua bảng 3.3

Bảng 3.3. Tình hình cơ bản về chủ hộ điều tra Chỉ tiêu Tổng số hộ điều tra 1. Giới tính Nam Nữ 2. Dân tộc Thái Kinh 3. Trình độ văn hóa Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 4. Độ tuổi chủ hộ Dưới 35 tuổi Từ 35-50 tuổi Trên 50 tuổi

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

Trình độ văn hóa của các chủ hộ sẽ có ảnh hưởng đến tiếp cận và ứng

dụng các TBKT vào sản xuất, lựa chọn phương án, định hướng, hình thức sản xuất trong mỗi gia đình. Đối với sản xuất bưởi Da xanh lại càng quan trọng hơn do thời kỳ kiến thiết cơ bản dài (5 năm) và việc áp dụng các quy trình kỹ thuật từ trồng tới chăm sóc, thu hoạch tương đối chặt chẽ. Bảng 3.3 cho thấy, trình độ học vấn của chủ hộ nhìn chung còn thấp, chủ yếu là cấp 2 (chiếm tỷ lệ trên 81,1%). Tỷ lệ dân tộc của các chủ hộ điều tra, dân tộc Thái 65,6%, dân tộc Kinh chiếm

Bảng 3.4. Tình hình lao động của hộ điều tra Hát Lót Chiềng Mung Nà Ớt Bình quân

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2021)

Tình hình lao động của hộ gia đình có ảnh hưởng lớn đến quyết định trồng

và mở rộng diện tích trồng bưởi Da xanh của mỗi hộ gia đình. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.4 cho thấy, các hộ điều tra đều là có số nhân khẩu trưởng thành, có thể tham gia lao động với số lao động bình quân đạt 2,86 lao động/hộ.

3.1.3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Da xanh của hộ điều tra

Bảng 3.5. Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Da xanh của các hộ điều tra

Chỉ tiêu

1. Diện tích trồng bưởi Da xanh bình quân/hộ

2. Năng suất bưởi Da xanh bình quân/hộ

3. Sản lượng bưởi Da xanh bình quân/hộ

xã Nà Ớt và xã Chiềng Mung lần lượt đạt 2,22ha/hộ và 1,87ha/hộ. Về năng suất bưởi Da xanh của các hộ điều tra, năng

suất trên địa bàn xã Hát Lót đạt cao nhất với 12,50 tấn/ha, năng suất thấp nhất với 10,50 tấn/ha (xã Chiềng Mung). Sở dĩ có sự khác nhau về diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Da xanh giữa các hộ ở các xã là do quỹ đất trồng bưởi ở các xã là khác nhau, hơn nữa do trình độ canh tác, khả năng đầu tư của các hộ khác nhau nên năng suất có sự khác biệt.

Bảng 3.6. Tình hình sản xuất bưởi Da xanh phân theo thành phần kinh tế hộ Thành phần kinh tế hộ Khá Trung bình Nghèo Bình quân

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2021)

Bảng 3.6 cho thấy, diện tích, năng suất bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai Sơn có sự khác nhau phân theo thành phần kinh tế hộ.

-Đối với hộ khá: Diện tích trồng bưởi Da xanh là 4,35 ha/hộ, diện tích cho thu hoạch là 2,76 ha/hộ, năng suất đạt 11,9 tấn/ha.

- Đối với hộ kinh tế trung bình: Diện tích trồng bưởi Da xanh là 2,14 ha/hộ, diện tích cho thu hoạch là 1,31ha/hộ, năng suất đạt 11,61 tấn/ha.

- Đối với hộ nghèo: Diện tích trồng bưởi Da xanh là 0,65 ha/hộ, diện tích cho thu hoạch 0,32 ha/hộ, năng suất đạt 11,23 tấn/ha.

Từ kết quả phân tích trên ta thấy diện tích, năng suất, sản lượng bưởi Da xanh bình quân của các hộ kinh tế khá, kinh tế trung bình cao hơn các hộ

3.1.3.3 Chi phí sản xuất bưởi Da xanh của hộ điều tra

Bưởi Da xanh là một cây ăn quả dài ngày nên muốn thu được kết quả sản xuất thì cần bỏ ra một khoản chi phí nhất định trong 4 đến 5 năm mà không có thu nhập. Chi phí đầu tư trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, nó phản ánh trình độ và cách thức tổ chức quản lý của các chủ hộ. Để đơn giản cho việc tính toán, chúng tôi đánh giá chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế từ khi trồng đến năm đầu cho thu hoạch (năm thứ 5) để so sánh với các năm tiếp theo. Với mức đầu tư cho cây bưởi ở thời kì kiến thiết cơ bản bình quân là 54,60 triệu đồng.

Bảng 3.7. Chi phí sản xuất cho 1 ha bưởi Da xanh

Chỉ tiêu 1. Chi phí trung gian Giống Phân bón Thuốc BVTV 2. Chi phí cố định 3. Công lao động Tổng chi phí

3.1.3.4. Hiệu quả kinh tế sản xuất bưởi Da xanh của hộ điều tra

Bảng 3.8 cho thấy, tổng giá trị sản xuất bưởi Da xanh bình quân của hộ ở 3 xã là khác nhau. Xã Chiềng Mung có giá trị sản xuất bưởi Da xanh thấp nhất

năng đầu tư tốt nhất. Hơn nữa, xã Hát Lót tiện đường giao thông nên giá bán bưởi Da xanh thường cao hơn.

Bảng 3.8. Hiệu quả sản xuất bưởi Da xanh của nhóm hộ điều tra

Chỉ tiêu

1. Kết quả sản xuất

Năng suất (tấn/ha)

Giá trị sản xuất (GO) (Triệu đồng)

Chi phí trung gian (IC) (Triệu đồng)

Giá trị gia tăng (VA) (Triệu đồng)

2. Hiệu quả kinh tế

GO/IC VA/IC

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2021 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trồng bưởi Da xanh của hộ ở cả 03 xã điều tra cũng có sự khác nhau, nếu bỏ ra 1 đồng chi phí thì các hộ ở xã Hát Lót thu về được 6,98 đồng, tỷ lệ này ở xã Chiềng Mung và xã Nà Ớt lần lượt là 6,23 và 7,50.

Chỉ tiêu giá trị gia tăng trên chi phí cho biết khi đầu tư thêm 1 đồng chi phí thì giá trị tăng thêm ở nhóm hộ xã Hát Lót 5,98 đồng, đối với xã Chiềng Mung và xã Nà Ớt lần lượt là 5,23 đồng và 6,50 đồng. Có thể thấy giữa các xã có sự

đắp lại các chất dinh dưỡng cho vườn bưởi Da xanh sau khi thu hoạch lấy đi phần lớn bộ phận cành, thân, lá quả của cây.

3.1.3.5. Tình hình tiêu thụ bưởi Da xanh của hộ điều tra

Đầu ra cho mỗi sản phẩm nông nghiệp là điều quan tâm đầu tiên của người nông dân, nó là điều kiện cho sự phát triển kinh tế và duy trì tái sản xuất của hộ gia đình. Đầu ra có ổn định thì các hộ mới có thể yên tâm tiến hành sản xuất và đầu tư mở rộng quy mô. Thị trường tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất bưởi Da xanh. Tại huyện Mai Sơn, phần lớn các hộ dân trong huyện bán bưởi ngay tại vườn và bán cho người bán buôn chiếm 85%, còn lại 15% được các hộ gia đình bán tại các điểm chợ trên địa bàn và nơi khác như vận chuyển đến nơi có nhu cầu theo thỏa thuận mua bán tự do. Giá bán dao động từ 19 đến 20 triệu đồng/tấn.

a. Kênh tiêu thụ 1: với 85% sản lượng bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai Sơn được tiêu thụ theo kênh tiêu thụ 1

Người sản xuất Bán buôn tại vườn Người tiêu dùng

b) Kênh tiêu thụ 2: với 15% sản lượng bưởi Da xanh trên địa bàn huyện Mai Sơn được tiêu thụ theo kênh 2

Nhìn chung tình hình tiêu thụ bưởi Da xanh của người dân toàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc chủ động đưa ra giá cả bán của mình, đối tượng thu mua chủ yếu vẫn là bán buôn và họ thu mua với giá thấp hơn các đối tượng khác.

Mai Sơn, tỉnh Sơn La

a) Sản xuất bưởi Da xanh bền vững về mặt kinh tế

Trước đây, người dân trên địa bàn huyện Mai Sơn chủ yếu sản xuất mang tính tự cung tự cấp, sản phẩm nông nghiệp tạo ra chủ yếu phục vụ nhu cầu chủ yếu của hộ gia đình, nên nhiều diện tích đất vườn, đồi chưa được tận dụng, chỉ trồng các loại cây có giá trị kinh tế thấp, chưa thành hàng hóa. Những năm gần đây, thấy được hiệu quả của việc cải tạo vườn tạp, phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, trong đó trồng bưởi Da xanh đã được các xã trên địa bàn huyện lựa chọn để mở rộng, mang lại kinh tế cao hơn một số cây trồng khác nên nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư chăm sóc, mở rộng diện tích trồng bưởi Da xanh. Các hộ gia đình không chỉ trồng bưởi Da xanh trên đất đồi, mà còn trồng cả trên đất vườn xung quanh nhà. Có thể khẳng định cây bưởi Da xanh ngày càng có vị trí quan trọng trong kinh tế hộ. Chính quyền địa phương huyện Mai Sơn và các xã đã đưa phát triển cây bưởi Da xanh thành một trong những chương trình phát triển nông nghiệp trọng điểm của huyện, có nhiều cơ chế, lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ để mở rộng diện tích, thâm canh bưởi Da xanh, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.

Bưởi Da xanh là cây trồng có vị trí nhất định đối với kinh tế huyện Mai Sơn, điều đó được thể hiện trên các khía cạnh:

- Cây bưởi Da xanh góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện phát triển bền vững, do cây bưởi Da xanh là cây lâu năm.

- Thu nhập từ bưởi Da xanh thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn, các công trình phúc lợi nông thôn hàng năm tăng khá như: Đường giao thông, hệ thống kênh mương thủy lợi, các công trình thiết chế văn hóa…

- Thu nhập từ sản phẩm bưởi Da xanh góp phần ổn định chung đời sống nhân dân trên địa bàn.

b) Sản xuất bưởi Da xanh bền vững về mặt xã hội

Phát triển sản xuất bưởi Da xanh đã giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Mai Sơn. Tỷ lệ hộ nghèo đói đã giảm liên tục qua các năm.

Công tác giáo dục đào tạo trên địa bàn huyện Mai Sơn ngày càng được củng cố và phát triển toàn diện ở các cấp học với nhiều loại hình theo hướng xã hội hóa. Mạng lưới trường lớp ngày càng phát triển. Vì vậy, số lượng trẻ em đi mẫu giáo, số lượng học sinh phổ thông tiếp tục tăng, nhất là học sinh trung học cơ sở và phổ thông trung học, góp phần vào sự phát triển cho toàn huyện.

Trong những năm gần đây công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được tăng cường và nâng cao chất lượng. Ở mỗi địa phương đều có trạm y tế, chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, khám chữa bệnh cho người nghèo được quan tâm.

Thu nhập từ bưởi Da xanh giúp người dân trên địa bàn có thu nhập ổn định, nhân dân dần dần tạo dựng được cơ sở vật chất phục vụ cho đời sống và sinh hoạt, mở mang phát triển văn hóa xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nông thôn.

c) Sản xuất bưởi Da xanh bền vững về mặt môi trường * Phòng chống xói mòn đất

Để chống xói mòn, các diện tích đất trồng bưởi Da xanh được các hộ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau: Trồng theo đường đồng mức đối với đất đồi có độ dốc thấp, khi cây bưởi Da xanh chưa khép tán thường được trồng xen với một số cây họ đậu, ngô, sắn để che bóng và giảm xói mòn; khi cây lớn trồng xen dưới tán bưởi một số cây trồng chịu bóng; mật độ trồng bưởi Da xanh hợp lý đến khi cây trưởng thành cũng tạo ra độ khép tán tán nhất định để hạn chế xói mòn.

Mặc dù hạn chế về lao động, vốn đầu tư, kỹ thuật nhưng người nông dân vẫn tìm được những biện pháp tiện lợi và hiệu quả kinh tế để quản lý dinh dưỡng đất và phòng chống xói mòn cho đất vườn và đất trồng bưởi của họ. Vấn đề cần đặt ra là việc tạo thêm các nguồn phân bón hữu cơ cho các gia đình để bổ sung dinh dưỡng cho đất và làm thế nào để giảm bớt lãng phí do rửa trôi phân bón giữa các vụ.

* Quản lý dinh dưỡng đất

Theo quy trình trồng, chăm sóc bưởi Da xanh để đảm bảo dinh dưỡng cho cây trồng, các hộ đã bổ sung phân bón thường được sử dụng là phân NPK, phân vi sinh tổng hợp, phân lân vi sinh. Phân chuồng được ưu tiên sử dụng. Rơm, tro, lá cây ủ với phân chuồng để quá trình phân hủy diễn ra nhanh chóng và cung cấp nhiều chất hữu cơ. Biện pháp tủ gốc bưởi bằng rơm làm tăng độ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất bưởi da xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 51 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w