Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất bưởi da xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 75)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học hoặc thực tiễn

3.3.5. Đẩy mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ

Liên kết ngang (liên kết giữa những nông dân với nhau): Thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm tăng cường liên kết giữa người sản xuất bưởi Da xanh với nhau. Cần nâng cao năng lực cho ban quản lý và thành viên trong tổ hợp tác, hợp tác xã để có thể từng bước gắn kết chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết được vấn đề manh mún về diện tích, vốn sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo vùng sản xuất tập trung với quy mô sản xuất hàng hóa lớn hơn.

Liên kết dọc (liên kết giữa người sản xuất với người tiêu thụ,...): Muốn nâng cao thu nhập ổn định cho người nông dân thì doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xúc tiến thương mại cho sản phẩm. Tăng cường trao đổi thông tin giữa những công ty, cửa hàng buôn bán, giới thiệu sản phẩm và người sản xuất.

3.3.6. Gii pháp v cơ s h tng

Là huyện miền núi nên cơ sở hạ tầng của huyện đang gặp nhiều khó khăn, vì thế cơ sở hạ tầng để phục vụ cho phát triển sản xuất bưởi Da xanh còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều tuyến đường hư hỏng, hệ thống điện, thủy lợi kém phát triển. Trong thời gian tới cần có đầu tư sửa chữa và nâng cấp hệ thống đường giao thông, hệ thống điện, kênh mương thủy lợi tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm.

3.3.7. Gii pháp v khoa hc k thut trong sn xut bưởi Da xanh

Nâng cao kiến thức, sự hiểu biết và ý thức về bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống của cộng đồng và của từng cơ sở, để họ có ý thức trong việc sản xuất và kinh doanh

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn quy trình sản xuất bưởi Da xanh cũng như kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, đồng thời mở các lớp tập huấn về quy trình sản xuất bưởi Da xanh an toàn.

Tiến hành sâu rộng việc phổ cập kiến thức khoa học kỹ thuật, cũng như công tác khuyến nông tới người lao động, để nâng cao về trình độ canh tác và sản xuất bưởi Da xanh.

Quy trình sản xuất bưởi Da xanh có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và hiệu quả, do đó đòi hỏi quy trình sản xuất rất nghiêm từ khâu chuẩn bị chọn đất, kiểm soát dịch bệnh, chăm sóc đến khâu thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Để đưa tiến bộ kỹ thuật mới đến các hộ nông dân có hiệu quả thì cần thiết phải thực hiện những việc sau:

- Các cấp, các ngành có liên quan phải xây dựng quy trình sản xuất cụ thể cho sản xuất bưởi Da xanh và hướng dẫn nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất đó.

- Đưa các nội dung tập huấn cho nông dân như kỹ thuật chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật sử dụng thuốc BVTV, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản …

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất bưởi Da xanh an toàn do các cán bộ làm công tác khuyến nông về giảng dạy, có thể cử một số nông dân đi học kỹ thuật mới và về phổ biến lại cho người khác, từ đó khuyến khích được người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới.

- Thường xuyên tổ chức cho các hộ dân xem các mô hình trình diễn, tổ chức hội nghị đầu bờ, các buổi hội thảo để cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sản xuất

và tiêu thụ bưởi Da xanh.

3.3.8. Gii pháp tuyên truyn

Trong bối cảnh hiện nay các chế tài xử lý vi phạm trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn chưa rõ ràng và chưa đủ mạnh, thì công tác tuyên truyền được coi là một giải pháp có tính thiết thực và chủ đạo. Công tác tuyên truyền sản xuất và tiêu thụ bưởi Da xanh an toàn đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của bà con. Đối tượng cần tuyên truyền ở đây không chỉ đơn thuần là bà con nông dân sản xuất mà cần tuyên truyền sâu rộng hơn nữa cho người tiêu dùng hiểu được tính chất cũng như chất lượng, bởi

trong nền kinh tế thị trường thì khách hàng luôn quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp, sản phẩm được tiêu thụ nhanh hay chậm, đều do khách hàng quyết định. Song tuyên truyền như thế nào để cho bà con nông dân cũng như người tiêu dùng dễ hiểu dễ tiếp thu lại là một vấn đề cần được quan tâm. Đối với người sản xuất thì cần tuyên truyền cho họ biết được những kỹ thuật có tính căn bản và thiết yếu như kỹ thuật sản xuất an toàn, quy trình sản xuất đặc biệt trong đó cần phải hướng dẫn bà con sử dụng thuốc BVTV trên bưởi Da xanh đúng cách, khoa học và hợp lý… Đối với người tiêu dùng thì phải hướng dẫn họ cách nhận biết và lựa chọn sản phẩm an toàn, cần giới thiệu cho họ những cơ sở sản xuất và địa chỉ kinh doanh tin cậy, có chữ tín để người tiêu dùng yên tâm sử dụng sản phẩm tránh hoài nghi, lo lắng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả có một số kết luận như sau: Huyện Mai Sơn là vùng có tiềm năng, lợi thế về các điều kiện tự nhiên, nguồn nhân lực đáp ứng sản xuất và phát triển bưởi Da xanh. Trên thực tế, huyện Mai Sơn đã và đang trở thành vùng sản xuất, phát triển bưởi Da xanh trọng điểm của tỉnh Sơn La. Sản xuất và phát triển bưởi Da xanh là một giải pháp giúp Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Mai Sơn từng bước thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội trong những năm qua.

Tình hình sản xuất bưởi Da xanh ở huyện Mai Sơn những năm qua đã đạt được bước tiến đáng kể cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Năm 2020, trên địa bàn toàn huyện Mai Sơn có 543 ha trồng bưởi Da xanh, năng suất đạt 11,5 tấn/ha với sản lượng là 6.244,5 tấn. Đẩy mạnh sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất bưởi Da xanh là hướng đi đúng đắn để khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Tổng giá trị sản xuất trung bình của hộ trồng bưởi Da xanh đạt 227,21 triệu đồng/ha. Giá trị GO/IC đạt 6,87. Sản xuất bưởi Da xanh đã giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của hộ nông dân. Tăng cơ hội tiếp cận các vấn đề xã hội như: Tiếp cận với khoa học công nghệ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đầu tư nuôi dạy con cái học tập... nâng cao năng lực sản xuất, quản lý đời sống, từng bước thoát khỏi vòng luẩn quẩn “Thu nhập thấp - tích lũy ít - đầu tư ít - năng suất thấp - thu nhập thấp”.

Để phát triển sản xuất bưởi Da xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La, tác giả đã đề ra một số giải pháp gồm: Quy hoạch vùng sản xuất bưởi Da xanh; Giải pháp đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất; Giải pháp về vốn và tín dụng; Giải pháp về thị trường và thương hiệu; Đẩy

mạnh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; Giải pháp về cơ sở hạ tầng; Giải pháp về khoa học kỹ thuật trong sản xuất bưởi Da xanh; Giải pháp tuyên truyền

2. Khuyến nghị

Để phát triển sản xuất bưởi Da xanh theo hướng bền vững ở huyện Mai Sơn tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:

Đối với Nhà nước: Nhà nước cần có chính sách riêng đầu tư cho các nghiên cứu phát triển giống bưởi Da xanh theo hướng sạch bệnh, năng suất, chất lượng cao. Có các chính sách hỗ trợ người dân trong việc mở rộng thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu. Cấp phép cho các doanh nghiệp thu mua bưởi Da xanh, tạo điều kiện đồng thời giám sát để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tìm kiếm các mối đầu ra cho sản phẩm bưởi Da xanh, đặc biệt là xuất khẩu.

Với các cấp lãnh đạo tỉnh Sơn La: Cân đối, bố trí nguồn ngân sách phục vụ hỗ trợ phát triển cây bưởi Da xanh. Quan tâm bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, mô hình phát triển cây bưởi Da xanh trên địa bàn tỉnh, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư khác, tăng cường thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển sản xuất cây bưởi trên địa bàn tỉnh.

Với chính quyền huyện Mai Sơn: Cần có cơ chế hỗ trợ người dân trong việc lồng ghép các nguồn hỗ trợ của nhà nước trên địa bàn cùng với điều kiện về vốn vay cho hộ nông dân, cung ứng kịp thời giống và các loại vật tư phục vụ sản xuất. Tổ chức tốt các lớp tập huấn kỹ thuật và các tiến bộ khoa học có thể ứng dụng vào thực tiễn sản xuất bưởi Da xanh ở địa phương. Tích cực mở rộng và quảng bá sản phẩm bưởi Da xanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hướng tới các thị trường trong khu vực và thế giới.. và cần quan tâm đến công tác bảo quản sau thu hoạch. Đồng thời cần phát triển các hợp tác xã trồng bưởi Da xanh trên địa bàn huyện, góp phần hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ người dân trồng bưởi. Triển khai có hiệu quả kế hoạch dồn đổi ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Minh An (2006), Giáo trình Quản trị sản xuất, Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (2000), Kế hoạch phát triển cây ăn quả Trung du miền núi của giai đoạn 2000 - 2015.

3. Lương Thị Bông (2019). Giải pháp phát triển sản xuất lúa Nếp Cái Hoa Vàng theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

4. Mai Thanh Cúc (2006). Giáo trình Phát triển nông thôn. NXB Nông nghiệp 5. Chi cục Thống kê huyện Mai Sơn (2021). Niên giám thống kê năm 2016,

2017, 2018, 2019, 2020.

6. Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (2008), Kinh tế nông nghiệp, NXB Nông nghiệp.

7. FAOSTAT (2020)

8. Phạm Văn Khôi (2020). Giáo trình Kinh tế nông nghiệp. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân

9. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mai Sơn (2021). Báo cáo tình hình phát triển sản xuất nông nghiệp các năm 2016, 2017, 2018, 2019, 2020.

10. Trần Thế Tục (1995), "Cây bưởi và triển vọng phát triển tại Việt Nam - Sản xuất và thị trường quả có múi”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật, số 10/1995.

Xin Ông/ Bà vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây

(Hãy trả lời hoặc đánh dấu  vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của Ông/ Bà)

I. Thông tin chung

1. Họ và tên chủ hộ:………Tuổi:………

2. Dân tộc:…….. Giới tính:……… Trình độ văn hóa:………

3. Địa chỉ:

4. Số nhân khẩu:………. Trong đó: Nam……...

5. Số lao động chính: ………. Trong đó: Nam………...

II.Tình hình sản xuất của các hộ

6. Ông (bà) bắt đầu trồng bưởi Da xanh từ năm nào? ...

7. Diện tích bưởi Da xanh của hộ năm 2020?:...ha

8. Lý do trồng bưởi Da xanh

 Do thấy hiệu quả

 Do cán bộ khuyên

 Do hàng xóm khuyên

 Lý do khác (ghi rõ)

9. Ông/bà có bao giờ nghe thấy quy trình sản xuất bưởi Da xanh không?

 Có  Không

10. Nếu có, ông/bà nghe được từ nguồn nào?  Cán bộ khuyến nông

 Hợp tác xã nông nghiệp

 Hàng xóm, người thân 

Ti vi, đài báo, sách vở 

Nguồn khác (ghi rõ)

11.Ông/bà có tham gia tập huấn về sản xuất bưởi Da xanh không?

Chỉ tiêu Diện tích Giống Phân bón Thuốc BVTV Công lao động ………. ……… Cộng tổng hợp Chi phí cố định Tổng 13. Kết quả sản xuất Chỉ tiêu Tổng sản lượng sản xuất Tổng sản lượng bán

14. Sản phẩm sau thu hoạch được tiêu thụ qua những đơn vị nào?  Hợp tác xã tiêu thụ giúp

 Tự tiêu thụ tại nhà  Nguồn khác (ghi rõ)

15. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển sản xuất bưởi Da xanh (đánh dấu x vào ô thích hợp)

16. Các đề nghị của ông/bà nhằm sản xuất bưởi Da xanh hiệu quả hơn ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

... ... ...

Xin cảm ơn Ông (bà)

I. Thông tin cơ bản

Họ và tên: ……….

Chức vụ :……… ……….………..

Đơn vị công tác: ……….

II. Thông tin chi tiết 1. Sự thay đổi nhận thức của người dân về sản xuất bưởi Da xanh trên địa bàn trong những năm gần đây: - ………..……….. - ………..……….. - ………..……….. - ………..……….. - ………..……….. - ………..………..

2. Địa phương bắt đầu trồng bưởi Da xanh từ năm nào? ...

3. Diện tích bưởi Da xanh của địa phương năm 2020?:...ha

4. Lý do trồng bưởi Da xanh?

 Do thấy hiệu quả

 Do cán bộ khuyên

 Do hàng xóm khuyên

 Lý do khác (ghi rõ)

5. Thị trường tiêu thụ bưởi Da xanh chủ yếu:  Hợp tác xã tiêu thụ giúp

 Công ty/ doanh nghiệp về thu mua  Thương lái thu gom

 Tự tiêu thụ tại nhà  Nguồn khác (ghi rõ)

Nội dung

... ... ...

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển sản xuất bưởi da xanh theo hướng bền vững trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w