- Tốn thời gian để lập kế hoạch và thực hiện dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
3. Cần rèn luyện tính tự chủ: tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động Sau đó phải tự kiểm điểm xem những hành động của mình là đúng hay sai.
VÍ DỤ VỀ 3 MỨC ĐỘ CỦA VẤN ĐỀ
Mức độ 1:
Khi bị kẻ khác rủ rê, lôi kéo làm việc xấu hoặc vi phạm pháp luật, em có theo họ không? Vì sao ?
Mức độ 2:
Chủ nhật, Hằng được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo mới đúng mốt, bộ nào Hằng cũng thích. Cô bé đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi mất vui.
VÍ DỤ VỀ 3 MỨC ĐỘ CỦA VẤN ĐỀ
Mức độ 3:
Nam là con út trong một gia đình khá giả và được bố mẹ cưng chiều. Những năm đầu của cấp THCS, Nam là học sinh ngoan, học tốt nhưng đến đầu năm học lớp 9, Nam bị bạn bè xấu rủ rê bỏ học đi chơi game, hút thuốc lá. Có lúc Nam cùng bạn uống bia, đua xe máy trên đường phố. Đến cuối năm học, do bỏ học nhiều ngày và có học lực kém, Nam đã không được xét TN THCS. Đang lúc buồn chán, tuyệt vọng, có người đến rủ Nam đi hút thử cần sa để quên sự đời. Nam nghe theo và cứ thế, một lần, hai lần…Nam đã bị nghiện. Để có tiền hút, chích, Nam tham gia vào một vụ trấn lột người đi đường và bị bắt.
Theo em, Nam đã sai ở những điểm nào? Vì sao Nam làm sai như vậy? Nếu em là thành viên của một tổ chức xã hội, em sẽ nói với Nam những gì để bạn ấy ăn năn hối cải?
TRAO ĐỔI – CHIA SẺ
Thầy cô hãy xây dựng một tình huống có vấn đề (theo mức độ VẬN DỤNG) khi dạy một đơn vị kiến thức nào đó (trong chuyên môn của mình), rồi đề xuất hướng giải quyết vấn đề.