1. 6 Điều tra các liên kết trong kết cấu thép và bêtông cốt thép
2.1.5. thử tải động
Nội dung thử tải động đã đ−ợc nói ở mục 2.1.2, cách bố trí hoạt tải đ−ợc nói ở mục 2.1.3. Vị trí đặt máy đo thử tải động đ−ợc chọn tuỳ theo mục đích. Thông th−ờng các máy ghi biểu đồ độ võng đặt ở mặt cắt giữa nhịp, tại đáy các dàn chủ hoặc dầm chủ ngay bên d−ới vệt xe thử tải động chạy (th−ờng là dầm giữa). Thông tin liên lạc lúc thử tải động rất quan trọng vì máy đo động phải cho chạy tr−ớc khi xe thử tải chạy vào đầu cầu hoặc đầu nhịp đ−ợc đo đạc.
Các máy đo thông dụng ở Việt Nam là Taxtograph và Gây-gher. (xem 2.5)
Đối với cầu nhiều nhịp, không thể đo hết mọi nhịp do đó nên chọn nhịp cầu nào đó
có h− hỏng nặng nhất, trong đó đặc điểm cấu tạo đại diện cho các nhịp mà tiến hành đo
đạc. Các điểm đó nên đặt ở các bộ phận chịu lực chính, nơi có thể xuất hiện các ứng suất lớn nhất (kéo hoặc nén) và nơi có h− hỏng, khuyết tật. Chú ý ảnh h−ởng của ứng suất cục bộ, xoắn, ứng suất tập trung. ở nơi có nghi ngờ cần tăng số l−ợng điểm đo.
Để đo ứng suất cốt thép, nhất thiết phải đục bỏ chút ít lớp bêtông bảo hộ để gắn máy đo trực tiếp lên cốt thép. Không đ−ợc suy diễn từ ứng biến của bê tông vùng kéo ra ứng suất kéo của cốt thép trong nó.
Trong những tr−ờng hợp đặc biệt, có thể kích dầm lên để đo đo phản lực gối do tĩnh tải rồi từ đó tính ra nội lực ở các cấu kiện hoặc mặt cắt cần xét.
Khi thử tải cầu BTCT luôn luôn phải quan sát vết nứt. Phải vẽ bản vẽ mô tả các vết nứt và ghi chú sự tiến triển của chúng trong lúc thử tải và ghi chú sự tiến triển của chúng trong lúc thử tải. Điểm đo ứng biến bêtông phải đặt xa vết nứt.