Có nhiều thủ thuật XBBH, trên lâm sàng thường dùng 19 thủ thuật thông dụng, đó là: xoa, xát, miết, phân, hợp, véo, day, lăn, bóp, đấm, chặt, vê, vờn, rung, phát, ấn, bấm, điểm và vận động. Tùy vào vị trí bị bệnh và thể bệnh mà có sự lựa chọn và phối hợp các động tác một cách thích hợp.
Thủ thuật làm nhẹ nhàng chậm rãi, thuận theo đường kinh có tác dụng bổ; thủ thuật làm mạnh, nhanh, ngược chiều đường kinh có tác dụng tả.
Các thủ thuật tác động
- Xoa: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xoa tròn trên da, da tay của thầy thuốc trượt trên da của người bệnh.
- Bóp: Dùng ngón tay cái và các ngón tay kia bóp vào da cơ nơi bị bệnh, có thể bóp bằng hai hoặc năm ngón tay. Tác dụng khu phong, tán hàn, thông kinh lạc.
- Xát: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái, xát lên da theo hướng thẳng đi lên đi xuống hoặc sang phải sang trái.
- Day: Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay cái, mô ngón tay út hoặc ngón tay cái ấn xuống da cơ người bệnh và di động chậm theo đường tròn.
- Lăn: Dùng khớp ngón tay, bàn tay của các ngón út, ngón nhẫn, ngón
giữa với một sức ép nhất định vận động khớp cổ tay để làm ba khớp ngón tay, bàn tay lần lượt lăn trên bộ phận cần xoa bóp (nhất là chỗ đau).
- Bấm huyệt: dùng ngón tay cái bấm vào huyệt, động tác đột ngột, mạnh, nhanh. Tác dụng thông kinh lạc, giảm đau, khai khiếu tỉnh thần.
- Vận động cổ:
+ Quay cổ: thầy thuốc đứng sau bệnh nhân, một tay đỡ cằm, một tay để ở xương chẩm từ từ vận động đầu bệnh nhân qua phải, qua trái với góc độ tăng dần. Khi làm bảo bệnh nhân không cưỡng lại, đến khi nào thầy thuốc thấy cơ mềm và không thấy trở lực gì ở tay, lúc đó thầy thuốc sẽ dùng sức mạnh lắc đầu bệnh nhân sang phải, sang trái rồi kéo giãn lên theo phương thẳng đứng.
+ Nghiêng cổ: Cẳng tay thầy thuốc để sát bên cổ trái người bệnh tay kia làm động tác nghiêng cổ người bệnh vài lần rồi đột nhiên nghiêng đầu mạnh sang bên trái, làm tiếp cổ bên phải cũng như cổ bên trái.
+ Ngửa cổ: Cẳng tay thầy thuốc để sau gáy người bệnh, tay kia để ở trán, làm động tác ngửa cổ, cúi cổ người bệnh vài lần rồi đột hiên ngửa cổ mạnh ra sau.
- Phát 1-2 lần: Bàn tay hơi khum, giữa lòng bàn tay hơi lõm, phát từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh.