Các kết quả nghiên cứu về cồn CMO TuệTĩnh trên thực

Một phần của tài liệu 52. Luận văn Âu Thị Quế (Trang 34 - 36)

Cồn CMO Tuệ Tĩnh đã được nghiên cứu đánh giá tính kích ứng trên da thỏ với kết quả không gây kích ứng da trong thử nghiệm đánh giá trên da thỏ theo quy định của Bộ Y Tế và theo OECD, 2015 [34], [35].

Nghiên cứu đánh giá tác dụng giảm đau trên chuột cống trắng gây đau thần kinh ngoại vi bằng thắt dây thần kinh tọa. Cồn xoa bóp CMO khi tiến hành xoa bóp nhẹ hằng ngày dọc vùng chân được chi phối bởi dây thần kinh tọa bị thắt, có tác dụng giảm đau thông qua các chỉ tiêu: làm kéo dài thời gian trễ rút chân của chuột cả trong thử nghiệm ngâm nước lạnh và trong thử nghiệm ngâm nước nóng, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p < 0,01) tại các thời điểm đo sau 7, 14 và 21 ngày điều trị; làm giảm số lần rút chân trong thí nghiệm “cọ vẽ” (“paint brush” test), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p < 0,01) tại các thời điểm đo sau 7,14 và 21 ngày điều trị. Các tác dụng này của cồn xoa bóp CMO Tuệ Tĩnh tương đương so với thuốc tham chiếu voltaren gel [35].

Nghiên cứu đánh giá tác dụng giảm co cứng cơ của cồn thuốc xoa bóp CMO Tuệ Tĩnh trên chuột cống trắng gây tổn thương cột sống: cồn thuốc xoa bóp CMO Tuệ Tĩnh khi xoa bóp nhẹ hằng ngày dưới vùng tổn thương, có tác dụng giảm co cứng cơ thông qua các chỉ tiêu làm giảm số cơn co cứng của chuột khi nghỉ ngơi (bằng quan sát 24 giờ) và khi vận động (bằng thử nghiệm bơi), có ý nghĩa thống kê so với lô chứng (p < 0,01) tại các thời điểm đo sau7, 14 và 21 ngày điều trị. Tác dụng này của cồn xoa bóp CMO tương đương so với ở lô chuột uống thuốc tham chiếu Mydolcam liều 20mg/kg/ngày [35].

Nghiên cứu đánh giá tác dụng chống viêm của cồn thuốc xoa bóp CMO trên chuột cống trắng gây phù chân chuột bằng carrageenin: cồn thuốc xoa bóp CMO được tẩm vào gạc và quấn lên chân chuột cống trắng gây phù bằng Carrageenan, có tác dụng làm giảm mức độ phù viêm chân chuột, thông qua các chỉ tiêu: làm giảm thể tích phù viêm bàn chân chuột có ý nghĩa thống kê so với lô chứng gây viêm (p < 0,01); phần trăm ức chế phù viêm ở lô dùng cồn thuốc xoa bóp CMO là 39,41%, tương đương so với lô dùng voltaren gel (40,63%) [35].

Một phần của tài liệu 52. Luận văn Âu Thị Quế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)