Quy Trình sản xuất thực phẩm chức năng Viên nang Omega-3:

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Thu Huệ, chiết, tách omega 3 từ mỡ cá tra (Trang 26)

VII. LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM GTGT VÀ TPCN

b. Quy Trình sản xuất thực phẩm chức năng Viên nang Omega-3:

Thuyết minh quy trình:

Chuẩn bị:

- Vỏ nang, nguyên liệu: Đạt tiêu chuẩn (bổ sung hương liệu) - Chuẩn bị nguyên liệu

- Cân, chia lô mẻ.

Pha chế hỗn hợp dược chất: Dược chất được pha chế theo các kỹ thuật và phương pháp bào chế thích hợp, các chất được sử dụng bào chế được phân chia theo tỷ lệ thích hợp và thành phần omega-3 chiếm tỷ lệ nhiều nhất. - Yêu cầu: chất lỏng đồng nhất, không có lẫn tạp chất.

Đóng nang: Quá trình đóng nang gồm các bước sau:

- Cấp vỏ: Vỏ nang được đổ vào phễu, rơi vào khe hẹp ở cuối phễu và định hướng di chuyển theo hàng dọc.

- Chỉnh hướng nang: Vỏ nang được chỉnh hướng nhờ cơ cấu đặc biệt để sao cho thân nang luôn đi trước.

- Mở nắp: Vỏ nang được nạp vào khuôn nhờ lực hút chân không. Khuôn có hai phần: phần trên có kích thước vừa khít nắp nang, phần dưới có kích thước vừa khít thân nang. Nắp nang dược giữ bởi hai gờ nhỏ, thân nang được hút xuống nhờ hệ thống chân không. Nắp nang và thân nang được mở tách đôi và thân nang được chuyến đến khu vực nạp thuốc.

- Sử dụng máy đóng nang NJP-260, năng suất 260 viên/ phút

27

Đóng thuốc vào thân nang (phân liều và nạp thuốc vào thân nang):

- Có nhiều nguyên lý phân liều và nạp thuốc vào thân nang, ứng dụng trên các loại thiết khác nhau và dùng để phân liều các dạng bào chế khác nhau vào nang (bột, hạt, hạt pellet, viên mimi...).

- Một số loại thiết bị thường gặp trên thực tế là: Máy đóng nang thủ công, Máy đóng nang bán tự động, Máy đóng nang tự động.

Đóng nắp nang: Các khuôn mang nắp và thân nang được chuyển đến vị trí chồng khít lên nhau. Nắp nang được chặn giữ bởi các thanh kim loại trên, hệ thống thanh kim loại dưới di chuyển lên và đẩy thân nang khớp chặt vào nắp nang.

Đẩy nang ra khỏi máy:

- Hệ thống thanh kim loại trên được nâng lên, thanh kim loại dưới đẩy nang ra khỏi khuôn giữ và sẽ được đẩy ra khỏi máy hàn nang:

- Trong một số trường hợp đặc biệt, hai nửa nang có thể cần dược hàn kín lại để tránh hỗn hợp nạp nang thoát ra ngoài. Quá trình này cần sử dụng thêm các thiết bị phụ trợ khác.

Làm sạch viên nang:

- Sau khi đóng thuốc vào nang, viên nang được loại bụi và đánh bóng trước khi đóng gói.

- Có thể áp dụng các phương pháp sau:

 Phương pháp thủ công: Sử dụng vải gạc, vải cotton để làm sạch bụi và đánh bóng viên nang.

 Loại bụi và đánh bóng trong nồi bao: Dùng nồi bao đục lỗ, có hệ thống thổi, hút khí và được gắn các lớp vải để hút bụi, làm sạch và làm bóng viên.  Loại bụi và làm bóng viên bằng hệ thống lau viên có dạng bàn chải trong

một hệ thống hình trụ và được nối với hệ thống hút bụi.

28 - Chọn các viên nang đạt tiêu chuẩn, lấy mẫu kiểm nghiệm. Viên nang đạt

tiêu chuẩn được đóng gói trong các loại bao bì thích hợp.

Sơ đồ quy trình sản xuất viên nang cứng Omega-3 c. Quy trình sản xuất Dầu omega-3 cho trẻ ăn dặm:

Thuyết minh quy trình:

Làm nóng: Mỡ cá đạt chất lượng được làm nóng đến 65-70°C để đồng nhất nguyên liệu.

Làm Lạnh: Làm lạnh xuống 5-10°C tinh thể dầu được hình thành

Lọc ép: Dầu lỏng đi qua lớp vải mịn và được bơm đến hệ thống bồn chứa trung gian.

Cấp vỏ Omega-3

Chỉnh hướng

Phân liều, nạp thuốc vào thân

nang

Pha chế

Đóng nắp nang

Đẩy nang ra khỏi

Đóng gói, nhập kho

29 - Sử dụng máy lọc dầu hút chân không để lọc

Xử lí màu: Xử lí màu bằng đất hoạt tính khiến sắc dầu trở nên óng ánh

Hình 9: Đất sét hoạt tính khử màu.

Xử lí mùi: Dầu được kiểm soát tại nhiệt độ 260°C và đưa vào môi trường chân không để phân tách acid béo tự do và mùi được xử lí tối ưu nhất. - Máy khử mùi dầu

Hình 10: Máy khử mùi dầu của công ty Alibaba

Lọc tinh: Dầu được làm nguội và đưa qua các lỗ lọc với kích thước < 10 micromet để loại bỏ các tạp chất.

30

Sơ đồ quy trình sản xuất dầu omega-3 cho trẻ ăn dặm

Mỡ cá Tra thô Làm nóng( 65-70°C) Làm lạnh (5-10°C) Phân phối Xử lí màu Lọc Ép Lọc tinh Đóng chai Xử lí mùi Chai

31

2. Các chỉ tiêu đánh giá nguyên liệu ban đầu:

- Xác định thành phần khối lượng của nguyên liệu

- Xác định thành phần hoá học của phụ phẩm: Lipid, aw nước, omega-3;6;9, VTM A, …

- Xác định hàm lượng kim loại nặng có trong phụ phẩm mỡ cá tra - Xác định hàm lượng omega-3 có trong mỡ cá tra:

Thực nghiệm xác định hàm lượng omega-3 trong mỡ cá Tra:

 Hóa chất: n-Hexan (TQ), methanol (TQ), cá tra.

 Thiết bị: Bếp từ, bộ cô quay, máy hút chân không.

 Quy trình: 01 con cá tra có khối lượng ban đầu là 2.200 gam, được rửa sạch và để ráo nước, sau đó được tiến hành xẻ thịt theo qui trình của nhà máy xuất khẩu cá thu được 3 phần.

 Xác định khối lượng các phần: Phần thịt (philê) để xuất khẩu có khối lượng là 816,00 gam chiếm 37,1%. Phần mỡ có khối lượng 50 gam chiếm 2,27%. Phần còn lại (đầu, da, xương…) có khối lượng là 1334 gam chiếm 60,59%. Phần phụ phẩm loại bỏ ruột, mang thu được 1234 gam đem nấu với nước sôi trong vòng 60 phút, sau đó để nguội và làm lạnh, thu được 163 gam mỡ.

 Từng phần như trên được xay nhỏ rồi sử dụng thiết bị chiết với dung môi methanol. Sau khi tách dung dịch methanol, phần bả còn lại được chiết tiếp nối với dung môi là n-hexane.

 Thí nghiệm lặp lại với dung môi là n-hexan và tiếp nối với methanol.  Cao methanol và cao n-hexan được tiến hành cô quay chân không trong

thiết bị RV06-ML (IKA-Werke) để loại dung môi. Sản phẩm được xác định thành phần và hàm lượng

 Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 100 tấn cá tra, ta chỉ xuất khẩu được khoảng 37 tấn phile, 63 tấn còn lại là phụ phẩm chỉ dùng làm thức ăn gia súc. Nếu chế biến 63 tấn phụ phẩm này, ta thu được 5,1 tấn mỡ, trong đó có khoảng 2,7 tấn omega; 2,4 tấn mỡ khác có thể sản xuất biodiesel và 57,9 tấn bột xương làm thức ăn gia súc ( Khảo sát thành phần omega-3, 6,

32 9 ly trích từ cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam - ThS. LÊ THỊ THANH XUÂN (Khoa Sư phạm Hóa-Sinh, Trường Đại học Đồng Tháp) và ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH (Trường Đại học Đồng Tháp) và PGS. TS. HỒ SƠN LÂM và TS. CÙ THÀNH SƠN (Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng – Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam)

3. Các chỉ tiêu đánh giá đáp ứng yêu cầu về chất lượng :

- Áp dụng các hệ thống quản lí chất lượng: ISO 9001: 2015, ISO 14001( Hệ thống quản lí môi trường) , ISO 22000 ( Hệ thống quản lí an toàn thực phẩm ), HACCP,..

- Chỉ tiêu cảm quan:

Các chỉ tiêu Yêu cầu Màu sắc Vàng nhạt, óng ánh

Mùi vị Không có mùi lạ, không bị ôi khét Độ trong Trong, không bị đục.

- Chỉ tiêu chất lượng:  Hàm lượng chất béo  Chỉ số peroxyt  Chỉ số acid  Chỉ số xà phòng  Chỉ số Iod - Chỉ tiêu vi sinh:  Tổng số vi khuẩn hiếu khí  Coliform  E. coli  B.cereus  Salmonella  Tổng số bào tử nấm men, nấm mốc. - Chỉ tiêu kim loại nặng:

33

 Hàm lượng Arsen : 0,1mg

 Hàm lượng Chì: 0,1mg

 Hàm lượng Cadimi : 1,0 mg

 Hàm lượng thuỷ ngân: 0,05 mg

 Hàm lượng thiếc : Không cho phép

VIII. KIỂM TRA TÍNH AN TOÀN VÀ TÍNH HIỆU QUẢ TRÊN ĐỘNG VẬT : ĐỘNG VẬT :

1. Tổng quan về điều kiện thí nghiệm:

- Lựa chọn động vật để thí nghiệm: Chuột.

- Lý do lựa chọn: Vì chuột dễ nuôi, sinh sản nhanh, vòng đời ngắn và đặc biệt có hệ gen gần giống con người đến 90% và đặc biệc chuột dễ biến đổi gen, điều này thuận lợi cho việc thử nghiệm các gen biến đổi để thử

nghiệm các thí nghiệm mới có hiệu quả tương đương trên cơ thể người. - Mục đích: Thử nghiệm tính hiệu quả và tính an toàn của thực phẩm chức

năng mới được nghiên cứu trên nhiều mẫu thử chuột. - Loại chuột: Chuột bạch

- Số lượng chuột: 84 con

- Điều kiện nuôi chuột trong thí nghiệm:

 Không gian sống đủ độ rộng và lưu thông với không khí bên ngoài

 Ánh sáng và nhiệt độ phù hợp với điều kiện sống của chuột, nhiệt độ không được quá nóng hay quá lạnh ảnh hưởn đến cơ thể của chuột.

 Đồ ăn và nước uống phải cung cấp đủ khẩu phần cho sự sống và phát triển của chuột

 Thường xuyên quan sát tình hình thể trạng của chuột.

2. Phân loại chuột để thử nghiệm: a. Kiểm tra tính an toàn của sản phẩm: a. Kiểm tra tính an toàn của sản phẩm:

Xây dựng mẫu nghiên cứu:

- Chọn 42 con chuột tham gia vào quá trình thử nghiệm, có tình trạng sức khỏe khỏe mạnh, không có biểu hiểu của bị thương hay suy yếu thể trạng

34 và lấy trong cùng một điều kiện chăm sóc. Chia 42 con chuột ra thành 2 mẫu, mỗi mẫu có 21 con chuột, trong 2 mẫu đó:

 Mẫu 1: 21 con chuột khỏe mạnh, cùng điều kiện chăm sóc nhưng không thử nghiệm sử dụng sản phẩm, được gọi là mẫu đối chứng.

 Mẫu 2: 21 con chuột khỏe mạnh, cùng điều kiện chăm sóc và cho thử nghiệm sử dụng sản phẩm .

Hình 11: Chuột bạch làm thí nghiệm

 Sau thời gian 14 ngày trong quá trình thử nghiệm sản phẩm, thì số chuột được thử nghiệm sản phẩm vẫn khỏe mạnh, thể trạng bình thường, không giảm trọng lượng.

- Kiểm tra tính an toàn: Sản phẩm đạt tính an toàn khi thử nghiệm trên chuột.

b. Kiểm tra tính hiệu quả của sản phẩm:

- Chọn 42 con chuột, đã được tiến hành cấy tế bào ung thư vú và trong cơ thể, quan sát biểu hiện bệnh để chắc chắn là các mẫu chuột nghiên cứu đều đã nhiễm bệnh. Sau đó chia 42 con chuột đã được xác định là nhiễm bệnh thành 2 mẫu, mỗi mẫu có 21 con chuột, trong 2 mẫu đó:

 Mẫu 1: 21 con chuột mắc bệnh ung thư vú, không sử dụng sản phẩm, gọi là mẫu đối chứng.

35 Lô Số con Hàm lượng Omega-3 (mg) Lô 1 7 con 100 mg Lô 2 7 con 120 mg Lô 3 7 con 150 mg

- Tiến hành đột biến gen để tạo chuột ung thư vú. - Kết quả thu được sau khi sử dụng sản phẩm:

 Kiểm tra trọng lượng: Mẫu 2 sau thời gian thử nghiệm không bị giảm về trọng lượng.

 Kiểm tra số lượng bạch cầu: Số lượng bạch cầu trong máu không thay đổi

 Kiểm tra kích thước khối u: Sau khi thử nghiệm thì mẫu 2 những con chuột được sử dụng omega-3 có giảm kích thước khối u đáng kể so với mẫu 1 .

- Lô 3 có 7 con chuột sử dụng 150mg omega-3 là lô chuột giảm kích thước về khối u nhiều nhất.

 Kết luận: Sau thời gian thử nghiệm và kiểm tra trên chuột, chứng tỏ sản phẩm có chứa Omega 3 thu từ mỡ cá tra có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa ung thư vú.

IX. KIỂM TRA TÍNH AN TOÀN VÀ TÍNH HIỆU QUẢ TRÊN NGƯỜI:

- Tiến hành thử nghiệm trên người tương tự như trên chuột.

- Sử dụng những tình nguyện viên mắc bệnh ung thư vú để tiến hành thử nghiệm.

X. CÔNG BỐ TRÊN TẠP CHÍ KHOA HỌC

- Sản phẩm được công bố trên tạp chí : VIET NAM JOURNAL OF MATHEMATICS.

36 - Với xu hướng phát triển hiện nay của các nhà máy chế biến, họ mong

muốn tận dụng tối đa nguồn phụ phẩm của công ty mình để gia tăng thu nhập về kinh tế và hạn chế tối đa kinh phí xử lí chất thải của sản phẩm thải ra ngoài môi trường.

- Với mong muốn có thể gia tăng giá trị cho phụ phẩm ngành thuỷ sản nói riêng và ngành công nghệ thực phẩm nói chung. Tôi đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu cùng với nhu cầu của thị trường để cho ra sản phẩm giá trị gia tăng “Dầu ăn omega-3 cho trẻ ăn dặm” và thực phẩm chức năng “ Viên nang omega-3 hỗ trợ phòng ngừa ung thư vú”. Tôi mong rằng những ý kiến và đề xuất của mình có thể giúp ích cho các doanh nghiệp và nền kinh tế của nước nhà. Mong rằng sản phẩm sẽ được sản xuất và phát triển trong tương lai.

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Phước Đức, NGHIÊN CỨU TINH CHẾ DẦU CÁ TRA (Pangasius hypophthmus) LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT Nha Trang- 2007), 2. Đinh Thị Thu Trang, Nguyễn Trọng Dân , Đỗ Thị Thúy, Tách chiết

omega 3 từ phụ phẩm chế biến cá.

3. ThS. Lê Thị Thanh Xuân (Khoa Sư phạm Hóa-Sinh, Trường Đại học Đồng Tháp) và ThS. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Trường Đại học Đồng Tháp) và PGS. TS. Hồ Sơn Lâm và TS. Cù Thành Sơn (Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng – Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam), Khảo sát thành phần omega-3, 6, 9 ly trích từ cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

4. Dầu dinh dưỡng cá hồi Nutra Omega-3 240ml cho trẻ ăn dặm từ 7 tháng đến 8 tuổi | CBC Trading

5. Quy trình tinh luyện dầu ăn cao cấp Ranee (vnexpress.net)

6. Omega-3 fatty acids for breast cancer prevention and survivorship, Carol J Fabian, Bruce F Kimler, and Stephen D Hursting.

Một phần của tài liệu Nguyễn Thị Thu Huệ, chiết, tách omega 3 từ mỡ cá tra (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)