VII. LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU SẢN PHẨM GTGT VÀ TPCN
2. Các chỉ tiêu đánh giá nguyên liệu ban đầu:
- Xác định thành phần khối lượng của nguyên liệu
- Xác định thành phần hoá học của phụ phẩm: Lipid, aw nước, omega-3;6;9, VTM A, …
- Xác định hàm lượng kim loại nặng có trong phụ phẩm mỡ cá tra - Xác định hàm lượng omega-3 có trong mỡ cá tra:
Thực nghiệm xác định hàm lượng omega-3 trong mỡ cá Tra:
Hóa chất: n-Hexan (TQ), methanol (TQ), cá tra.
Thiết bị: Bếp từ, bộ cô quay, máy hút chân không.
Quy trình: 01 con cá tra có khối lượng ban đầu là 2.200 gam, được rửa sạch và để ráo nước, sau đó được tiến hành xẻ thịt theo qui trình của nhà máy xuất khẩu cá thu được 3 phần.
Xác định khối lượng các phần: Phần thịt (philê) để xuất khẩu có khối lượng là 816,00 gam chiếm 37,1%. Phần mỡ có khối lượng 50 gam chiếm 2,27%. Phần còn lại (đầu, da, xương…) có khối lượng là 1334 gam chiếm 60,59%. Phần phụ phẩm loại bỏ ruột, mang thu được 1234 gam đem nấu với nước sôi trong vòng 60 phút, sau đó để nguội và làm lạnh, thu được 163 gam mỡ.
Từng phần như trên được xay nhỏ rồi sử dụng thiết bị chiết với dung môi methanol. Sau khi tách dung dịch methanol, phần bả còn lại được chiết tiếp nối với dung môi là n-hexane.
Thí nghiệm lặp lại với dung môi là n-hexan và tiếp nối với methanol. Cao methanol và cao n-hexan được tiến hành cô quay chân không trong
thiết bị RV06-ML (IKA-Werke) để loại dung môi. Sản phẩm được xác định thành phần và hàm lượng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 100 tấn cá tra, ta chỉ xuất khẩu được khoảng 37 tấn phile, 63 tấn còn lại là phụ phẩm chỉ dùng làm thức ăn gia súc. Nếu chế biến 63 tấn phụ phẩm này, ta thu được 5,1 tấn mỡ, trong đó có khoảng 2,7 tấn omega; 2,4 tấn mỡ khác có thể sản xuất biodiesel và 57,9 tấn bột xương làm thức ăn gia súc ( Khảo sát thành phần omega-3, 6,
32 9 ly trích từ cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam - ThS. LÊ THỊ THANH XUÂN (Khoa Sư phạm Hóa-Sinh, Trường Đại học Đồng Tháp) và ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH (Trường Đại học Đồng Tháp) và PGS. TS. HỒ SƠN LÂM và TS. CÙ THÀNH SƠN (Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng – Viện Hàn Lâm Khoa học Việt Nam)