Đánh giá các mức theo tiêu chí:

Một phần của tài liệu CÔNG tác tự ĐÁNH GIÁ tại TRƯỜNG TIỂU học BẠCH ĐẰNG QUẬN 4 THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 31 - 33)

Trong quá trình viết phiếu đánh giá tiêu chí và báo cáo tự đánh giá hiện nay tại trường có thực hiện nhưng chưa đạt hiệu quả mong muốn đề ra. Mức độ sai sót vẫn còn, chưa đánh giá sát với nội dung.

Đối với giải pháp cải tiến hiện trạng trên:

Các cá nhân được phân công viết báo cáo theo tiêu chí, cá nhân viết xong thì nên nộp cho thư kí nhóm, thư kí xem xét một bước nộp cho trưởng nhóm. Trưởng nhóm tổ chức cho phản biện chéo (có xây dựng phiếu phản biện: mô tả hiện trạng, điểm mạnh, điểm

yếu và kế hoạch cải tiến). Sau phản biện chéo, cá nhân kiểm tra, trao đổi và điều chỉnh (nếu có) rồi nộp lại cho thư kí nhóm, thư kí nhóm nộp cho trưởng nhóm, trưởng nhóm nộp cho thư kí hội đồng tự đánh giá.

Thư kí hội đồng tự đánh giá tổng hợp nộp cho Chủ tịch hội đồng, Chủ tịch hội đồng phân công phản biện chéo lần 2 (phân công các tiêu chí, tiêu chuẩn) gần nhau. Sau phản biện chéo, thống nhất nộp thư ki hội đồng, thư ký hội đồng tổng hợp.

Việc phản biện chéo, tạo độ tin cậy, giá trị cao về các phiếu; chất lượng phiếu đánh giá thấy sát hơn về hiện trạng để biết được điểm mạnh, điểm yếu mà có kế hoạch cải tiến tốt hơn (kế hoạch cải tiến cần xác định rõ mục tiêu mạnh, yếu; công việc, thời gian, con người thực hiện, điều kiện và đơn vị phối hợp).

Bài học kinh nghiệm: Để đảm bảo sự đồng thuận giữa người phản biện và người thực hiện (có so sánh cụ thể), Hiệu trưởng cần hướng dẫn xây dựng được phiếu góp ý cụ thể.

Phiếu góp ý phải đảm bảo nội dung: đúng về cấu trúc, nhận xét về lỗi chính tả, cách hành văn; về nội hàm có đủ chưa (nếu yêu cầu có 10 ý con thì phải diễn tả 10 ý con, nếu thiếu thì phải liệt kê thêm; về thực trạng nếu thực trạng đúng, không góp ý còn thực trạng không đúng thì phải ghi rõ góp ý, ví dụ minh chứng có đủ không, không đủ thì phải ghi ra cụ thể, điểm mạnh, điểm yếu có mô tả trên hiện trạng không, nếu chưa mô tả đề nghị và gợi ý bổ sung. Về kế hoạch cải tiến - mang tính khả thi không, có phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu chưa? Việc cải tiến phải chú ý đến chủ thể thực hiện, ai làm, phải cụ thể từng nội dung công việc, thời gian thực hiện, điều kiện và đơn vị phối hợp.

Trong quá trình viết phiếu đánh giá tiêu chí hoặc viết báo cáo tự đánh giá, cần tổ chức khâu kiểm tra mức độ, điều chỉnh thiếu sót nhằm đảm bảo độ tin cậy, giá trị về nội dung công việc, tránh sai sót nhiều, mất thời gian.

* Ví dụ: Phiếu đánh giá tiêu chuẩn 4

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ học sinh

Mức 1:.

sinh,

b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.

Mức 2:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh; huy động học sinh đến trường, vận động học sinh đã bỏ học trở lại lớp.

Mức 3:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

Một phần của tài liệu CÔNG tác tự ĐÁNH GIÁ tại TRƯỜNG TIỂU học BẠCH ĐẰNG QUẬN 4 THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 31 - 33)