KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 4.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu CÔNG tác tự ĐÁNH GIÁ tại TRƯỜNG TIỂU học BẠCH ĐẰNG QUẬN 4 THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 40 - 42)

4.1. Kết luận:

Trong công tác tự đánh giá để đạt được hiệu quả và chất lượng thì cán bộ quản lí và toàn thể sư phạm cần phải xác định đúng ý nghĩa, mục đích, yêu cầu cũng như quy trình công tác kiểm định chất lượng giáo dục; nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo; chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tốt khâu thu thập, phân tích, xử lí và lưu trữ minh chứng. Việc quan trọng nhất là việc tạo sự đồng thuận trong giáo viên về công tác tự đánh giá, dự trù được nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động, khen thưởng động viên tạo động lực thúc đẩy thành công hơn trong công tác tự đánh giá.

Ngoài việc nắm vững các mặt về cơ sở pháp lí, cơ sở lí luận thì hiệu trưởng còn phải thật sự chú ý đến tình hình thực tế của đơn vị mình. Điều này giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoach tự đánh giá một cách hoàn chỉnh nhất đồng thời qua đó chỉ đạo công tác tự đánh giá một cách khách quan và hiệu quả để đề ra các giải pháp trong việc cải tiến chất lượng.

Để báo cáo tự đánh giá đảm bảo tính chính xác, trung thực, khách quan, hội đồng tự đánh giá đã tiến hành đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong báo cáo tự đánh giá, mỗi tiêu chí đều được mô tả từng mức rõ ràng, cụ thể, chính xác, trung thực và khách quan về hiện trạng của nhà trường, có hồ sơ minh chứng được mã hóa kèm theo, đồng thời thông qua tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường mà đánh giá được hiện trạng, những điểm mạnh, điểm yếu.

Từ đó đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục theo các tiêu chí và đặc biệt là có kế hoạch cải tiến, phát huy những điểm mạnh, đề ra các biện pháp khắc phục điểm yếu. Đây là điểm khởi đầu quan trọng làm nền tảng vững chắc để nhà trường tiếp tục đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục và trường đạt chuẩn trong thời gian sắp đến.

4.2. Kiến nghị:

Trên thực tế, công tác tự đánh còn sơ sài. Các quy trình thực hiện còn bị lược bớt. Do đó các cấp lãnh đạo cần có biện pháp đối với các trường để việc tự đánh giá thực hiện thường xuyên và có hiệu quả đảm bảo đánh giá đúng thực chất các tiêu chuẩn, tiêu chí.

Các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục để các bộ phận trong thành viên tự đánh giá tham gia học tập mang tính chuyên nghiệp để khi tham gia vào việc tự đánh giá các thành viên sẽ nắm được quy trình cũng như hiểu rõ hơn việc tự đánh giá.

Tạo điều kiện để các trường giao lưu, học tập cách tự đánh giá cũng như việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục.

Quán triệt hiệu trưởng nhà trường phải coi trọng công tác tự đánh giá, phải có kế hoạch thực hiện một cách phù hợp với thực tế và thực hiện thường xuyên đầy đủ. Đối với các trường làm tốt công tác tự đánh giá và có kế hoạch cải tiến chất lượng đạt hiệu quả thì cần nhân rộng và có chế độ khen thưởng hợp lí để động viên khuyến khích./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu CÔNG tác tự ĐÁNH GIÁ tại TRƯỜNG TIỂU học BẠCH ĐẰNG QUẬN 4 THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 40 - 42)