5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM
3.1.1.3. Đánh giá tác động đến môi trƣờng của hoạt động giải phóng mặt bằng:
bằng:
Khu đất thực hiện dự án chủ yếu là đất nông nghiệp hoang hóa thấp trũng, có một phần đất là khu dân cƣ hiện hữu, đất nghĩa trang.
Các công trình kiến trúc trong khu đất quy hoạch: Ngoài khu vực chỉnh trang, các phần còn lại có một số nhà ở cấp 4, nhà tạm, nhà kho, chuồng trại chăn nuôi với quy mô nhỏ.
a. Tác động bụi và khí thải:
- Nguồn tác động: Bụi phát sinh chủ yếu từ quá trình tháo dỡ, phá bỏ các công trình hiện hữu gồm một số nhà ở cấp 4, nhà tạm, nhà kho, chuồng trại chăn nuôi với quy mô nhỏ. Bụi, khí thải phát sinh từ máy móc thiết bị trong quá trình đập phá công trình.
- Thành phần bụi
+ Bụi quá trình đập phá công trình chủ yếu là bụi xi măng có kích thƣớc nằm trong khoảng từ 1,5 - 100 µm và những hạt bụi có kích thƣớc nhỏ hơn 3 µm tác hại đối với đƣờng hô hấp. Khi thực hiện phá bỏ nếu không có biện pháp che chắn thì bụi sẽ phát tán và gây ảnh hƣởng đến các đối tƣợng xung quanh.
+ Bụi, khí thải phát sinh từ máy móc thiết bị trong quá trình đập phá công trình
- Máy, thiết bị chuyên dùng nhƣ máy xúc gầu nghịch để đẩy đổ công trình, lƣợng dầu DO tiêu thụ là 80 lít/ca.Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ số ô nhiễm khi đốt cháy 1 tấn dầu DO thải ra:
Bảng 3.2 . Hệ số ô nhiễm khi đốt cháy 1 tấn dầu DO thải ra
Stt Chất ô nhiễm Tải lƣợng (Kg/tấn DO)
1 Bụi 0,71 2 SO2 20S 3 NOx 9,62 4 CO 2,19 5 THC 0,791 6 Andehyt 0,71 (Nguồn: WHO, 1993)
Ghi chú: S là hàm lƣợng lƣu huỳnh trong dầu DO (0,05%)
Căn cứ hệ số ô nhiễm khi đốt cháy 1 tấn dầu DO thải ra, chúng tôi tính toán tải lƣợng ô nhiễm khí thải trong một ca làm việc:
Bảng 3. 3: Tải lƣợng ô nhiễm khí thải trung bình do máy móc gây ra
Stt Chất ô nhiễm Tải lƣợng (kg/ngày) Tải lƣợng (mg/s)
1 Bụi 0,198 54,907 2 SO2 0,278 77,333 3 NOx 2,678 743,947 4 CO 0,610 169,360 5 THC 0,220 61,093 6 Andehyt 0,198 54,907
Đánh giá tác động: Tác động trong quá trình chỉ mang tính chất tạm thời, thời gian ngắn (khoảng 1 tháng) nhƣng Dự án nằm trong khu vực đô thị của thành phố do đó bụi trong quá trình phá bỏ nếu nhƣ không có biện pháp giảm thiểu sẽ gây ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời dân và hoạt động kinh doanh lân cận. Vì vậy, chủ dự án sẽ phối hợp với đơn vị thi công thực hiện các biện pháp giảm thiểu hiệu quả để không ảnh hƣởng đến môi trƣờng xung quanh.
b. Tác động nƣớc thải:
Quá trình đập phá, tháo dỡ công trình không phát sinh nƣớc thải xây dựng, chỉ phát sinh nƣớc thải sinh hoạt của công nhân.
Giai đoạn giải phóng mặt bằng đƣợc thực hiện với khoảng 20 công nhân (đều là lao động địa phƣơng). Lƣợng nƣớc thải dự báo khoảng 500 lít/ngày.
c. Tác động chất thải rắn:
Chất thải rắn từ quá trình đập phá, tháo dỡ công trình hiện hữu sẽ phát sinh chất thải rắn bao gồm chủ yếu là xà bần, tôn, sắt thép,…. Các nguồn chất thải này sẽ đƣợc phân loại: tôn, sắt thép đƣợc dự báo khoảng 250 kg/ngày sẽ đƣợc bán cho các cơ sở thu mua phế liệu; đối với chất thải rắn xà bần khoảng 340 m3 sẽ đƣợc tận dụng để san nền phần sân đƣờng của Dự án, không thải ra môi trƣờng gây mât mỹ quan nên tác động là không đáng kể.
Chất thải rắn từ quá trình phát quang khu vực Dự án: Việc giải phóng mặt bằng trong giai đoạn này phát sinh chất thải rắn bao gồm xà bần, cây ăn quả, cây hoa màu, mùn hữu cơ, cỏ rác.
+ Lƣợng thải: Sinh khối của 1ha loại thảm thực vật
Loại sinh khối
Lƣợng sinh khối (tấn/ha)
Thân Cành Lá Rễ Cỏ dƣới tán rừng Tổng Rừng phục hồi 9,685 2,716 0,474 0,134 2,000 15,009 Rừng trồng 30,000 5,000 1,000 5,000 - 41,000 Rừng trung bình 60,000 8,040 1,150 5,360 2,000 76,550 Rừng nghèo 31,444 9,971 1,647 5,227 1,000 49,289 Rừng nứa vừa 12,000 - - 2,400 - 14,400
Cây hàng năm - - 6,000 1,500 - 7,500
Tổng cộng 143,129 25,727 10,271 19,621 5,000 203,748
(Nguồn: Cách tính của Ogawa và Kato)
Theo bảng thống kê thu hồi đến bù Dự án. Diện tích đất cây hàng năm, cây lâu năm khoảng 4,13 ha. Dựa trên kết quả tính sinh khối của Ogawa (1964) và Kato (1978) áp dụng cho sinh khối cây hàng năm là 7,5 tấn/ha thì lƣợng sinh khối phát sinh khoảng 30,98 tấn. Cây cối bị chặt bỏ còn sử dụng đƣợc đều do các chủ hộ tự thực hiện để tận dụng vật liệu và tận thu cây cối.
+ Đánh giá tác động: Lƣợng sinh khối phát sinh trong giai đoạn giải phóng mặt bằng tƣơng đối lớn. Nếu không đƣợc thu gom, vận chuyển, dƣới tác dụng của thời tiết và vi khuẩn, lá cây phân hủy sinh ra mùi hôi gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng không khí xung quanh, trong trƣờng hợp gió lớn sẽ thổi bay các cây bụi khô này gây mất mỹ quan tại khu vực dự án.
Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân: Với số lƣợng công nhân khoảng 20 ngƣời, hệ số phát thải 1kg/ngƣời/ngày thì lƣợng chất thải rắn sinh hoạt dự báo khoảng 20 kg/ngày.
+ Đánh giá tác động: Phần chất thải rắn này không gây ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời nhƣng lại gây mất mỹ quan nếu không đƣợc thu gom, xử lý. Vì vậy chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu phù hợp.
d. An toàn lao động trong đập phá công trình
- Ngƣời lao động có thể bị các vật rơi hoặc văng vào ngƣời nhƣ bê tông, gạch, thép hoặc gỗ,… trong quá trình phá, dỡ công trình.
- Sơ đồ kết cấu, tải trọng trên các kết cấu nhƣ cột, dầm hoặc sàn và khả năng chịu tải của chúng bị thay đổi trong quá trình tháo dỡ công trình, có thể gây nên sự sụp đổ bất ngờ và gây tai nạn lao động.
- Việc chuyển các phế thải và sản phẩm của việc phá, dỡ công trình nhƣ: gạch, bê tông vụn hoặc sắt thép,… ra khỏi công trƣờng không kịp thời có thể gây nguy hiểm cho ngƣời đi lại do dẫm hoặc va quệt phải những chỗ sắc nhọn.
- Việc quản lý ngƣời ra, vào công trƣờng không nghiêm ngặt dẫn tới họ có thể tự do ra vào công trình và bị tai nạn bất ngờ do gạch, gỗ vụn, hay sắt thép văng phải, hoặc bị máy thi công va chạm vào.