Kết quả theo loại hình dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 32 - 46)

a)Dịch vụ thanh toán

Thanh toán trong nước

Dịch vụ thanh toán trong nước là dịch vụ phi tín dụng mang lại nguồn thu lớn nhất cho Agribank. Với lợi thế mạng lưới và dữ liệu khách hàng lớn Agribank đã phát triển rất mạnh dịch vụ thanh toán trong nước của mình, tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ thanh toán trong nước thường chiếm khoảng trên dưới 30% tổng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank. Tính đến năm 2021, Agribank đã cung ứng đầy đủ các dịch vụ mà thị trường có, triển khai nhiều sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại như: E- Mobile Banking, Internet Banking, AutoBank (CDM), thanh toán bằng mã QR…đã đa dạng hóa kênh cung ứng SPDV, đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng. Kết quả thu dịch vụ thanh toán trong nước giai đoạn 2018-2020 như sau:

33

Hình 2.1. Kết quả thu từ dịch vụ thanh toán trong nước của Agribank giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Agribank, 2019, 2020)

Trong giai đoạn 2018-2020, nguồn thu từ dịch vụ thanh toán trong nước của Agribank luôn tăng trưởng tốt. Năm 2019, nguồn thu từ dịch vụ này là 1.908 tỷ đồng, tăng 53 tỷ đồng tương đương 2,86% so với năm 2019. Năm 2020, chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên thành 1.918 tỷ đồng, nhưng đạt mức tăng trưởng khá khiêm tốn là 0,52%. Xét về số tuyệt đối, nguồn thu từ dịch thanh toán trong nước của Agribank hàng năm đều tăng so với năm trước tuy nhiên mức tăng trưởng lại giảm dần. Sau khi đạt mức tăng trưởng rất tốt vào năm 2018 là 12,42%, mức tăng trưởng nguồn thu từ dịch vụ này lại giảm xuống chỉ còn 2,86% vào năm 2019 và 0,52% vào năm 2020. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh khá khốc liệt đến từ các ngân hàng đối thủ cũng như tình hình dịch bệnh, chiến tranh thương mại đã khiến cho nền kinh tế- chính trị thế giới tương đối bất ổn vào năm 2019, 2020.

Trong cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ thanh toán trong nước của Agribank chủ yếu là thu từ dịch vụ chuyển tiền, hàng năm chiếm khoảng 70% nguồn thu từ dịch vụ này, chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là thu phí hoa hồng và các dịch vụ thanh toán khác, vào khoảng trên 20% mỗi năm.

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ thanh toán trong nước của Agribank giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Doanh số Tăng trưởng (%) Doanh số Tăng trưởng (%) Chuyển tiền 1.353 1.398,6 3,4% 1.365,6 -2,4%

Thu hộ, chi hộ, ủy nhiệm thanh

toán 88,7 101,1 14,0% 97,8 -3,3%

Thanh toán hóa đơn 4,9 6,7 36,3% 8,6 29,2%

Phí hoa hồng và các dịch vụ

thanh toán khác 403,6 394,0 -2,4% 437,9 11,1%

Nộp thuế điện tử 4,8 7,6 59,0% 8,1 5,6%

Tổng cộng 1.855 1.908 1.918

(Nguồn: Agribank, 2018, 2019, 2020)

Năm 2020, thu từ dịch vụ chuyển tiền của Agribank giảm 2,4% so với năm 2019 đạt 1.356,6 tỷ

1930 1920 1910 1900 1890 1880 1870 1860 1850 1840 1830 1820 14,00% 1908 12,00% 10,00% 8,00% tỷ đồng % 6,00% 1855 Doanh thu Tăng trưởng 4,00% 2,00% 0,00%

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

0,52% 1918 12,42%

34

đồng, tuy vậy doanh thu từ dịch vụ này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn thu từ dịch vụ thanh toán trong nước. Cùng có mức tăngtrưởng âm trong năm 2020 là thu từ dịch vụ thu hộ, chi hộ, ủy nhiệm thanh toán, mức giảm là 3,3%. Ba dịch vụ có mức tăng trưởng nguồn thu dương lại dịch vụ thanh toán hóa đơn, dịch vụ thanh toán khác và dịch vụ nộp thuế điện tử với mức tăng trưởng lần lượt là 29,2%, 11,1% và 5,6%. Trong giai đoạn 2018-2020, doanh thu từ hai dịch vụ thanh toán hóa đơn và nộp thuế điện tử có mức tăng trưởng dương, điều này phần nào phản ánh xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của đông đảo khách hàng và nền kinh tế nhưng nguồn thu từ hai dịch vụ này vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn thu từ dịch vụ thanh toán trong nước của Agribank.

Với nhu cầu sử dụng rất lớn trên thị trường, dịch vụ thanh toán trong nước đang ngày càng được Agribank hoàn thiện, bổ sung thêm nhiều tiện ích, đa dạng kênh phân phối, từng bước đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và nguồn thu này luôn đóng góp một phần không nhỏ vào tổng thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank.

Thanh toán quốc tế

Agribank hiện đang cung cấp dịch vụ TTQT tới 160 quốc gia, trong đó Mỹ vẫn là thị trường thanh toán chiếm thị phần lớn nhất của Agribank, doanh số thanh toán năm 2020 của Agribank qua thị trường Mỹ đạt 1,19 tỷ USD, chiếm 11,6% thị phần. Bên cạnh đó, các nước Châu Á cũng là thị trường thanh toán XNK lớn của Agribank (tập trung ở một số quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông…), đạt doanh số thanh toán 6,3 tỷ USD chiếm 61,7% thị phần xuất nhập khẩu của Agribank trong năm 2020.

Về danh mục và số lượng sản phẩm TTQT, tính đến đầu năm 2021 Agribank có 40 sản phẩm TTQT, một số sản phẩm có tính năng vượt trội như: thanh toán biên giới, dịch vụ chuyển tiền trực tiếp đồng KRW sang Hàn Quốc, chuyển tiền Campuchia – Việt Nam qua kênh KO, UPAS L/C.

Tuy nhiên, thanh toán quốc tế được đánh giá không phải là thế mạnh của Agribank, tỷ trọng nguồn thu từ thanh toán quốc tế thường chiếm tỷ lệ không cao trong tổng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank. Điều này được lý giải là do lĩnh vực trọng tâm của Agribank là nông nghiệp, nông thôn; khách hàng chủ yếu của Agribank là các hộ nông dân và các công ty sản xuất, các công ty xuất nhập khẩu hay các công ty nước ngoài còn ít, vì vậy hoạt động thanh toán quốc tế tạiAgribank không phát triển được như các ngân hàng khác. Kết quả thu phí thanh toán quốc tế của Agribank giai đoạn 2018-2020 như sau:

Bảng 2.3. Kết quả thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank giai đoạn 2018-2020

Chỉ tiêu 2018 Doanh số Tăng trưởng 2019 2020

(%)

Doanh số Tăng trưởng (%)

DS xuất khẩu (Triệu

USD 5.848 6.216 6,3 5.209 -16,2 DS nhập khẩu (Triệu USD 5.395 4.818 -10,7 5.073 5,29 Tổng cộng 11.243 11.034 -1,86 10.282 -6,81 Phí TTQT (tỷ VND) 278,4 297,2 6,76 310,39 4,44 (Nguồn: Agribank, 2019, 2020)

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tăng trưởng tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả nước năm 2020 đạt 5,1% thấp hơn năm 2019 là 7,6%, do vậy doanh số thanh toán xuất, nhập khẩu của Agribank cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng, đạt

35

10.282 triệu USD, giảm 6,81% so với năm 2019 và giảm 8,55% so với năm 2018. Trong đó doanh số xuất khẩu năm 2020 giảm 16,2% so với năm 2019, đạt 5.209 triệu USD còn doanh số xuất khẩu là 5.073 triệu đồng tăng 5,29% so với năm trước. Nếu so sánh với năm 2018, cả doanh số xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm lần lượt 10,93% và 5,97%. Xét trên tổng thể thì doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Agribank trong giai đoạn 2018-2020 tăng trưởng âm, năm sau đều thấp hơn năm trước, do trong giai đoạn này tình hình kinh tế - chính trị của thế giới có nhiều biến động. Các cuộc chiến tranh thương mại giữa các quốc gia lớn cùng với đó là sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 thực sự đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn thu phí thanh toán quốc tế của Agribank giai đoạn này lại tăng trưởng dương, năm sau đều cao hơn năm trước, cụ thể, thu phí TTQT năm 2020 đạt 310,39 tỷ đồng, tăng 4,44% so với năm 2019 và 11,49% so với năm 2018. Điều này cũng cho thấy một nỗ lực đáng kể của Agribank trong giai đoạn mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Năm 2019, Agribank đã triển khai mạnh hình thức thanh toán UPAS L/C là một hình thức thanh toán L/C trả chậm nhưng người xuất khẩu lại có thể được thanhtoán tiền hàng ngay thông qua việc ứng vốn từ ngân hàng, hình thức thanh toán này đem lại khá nhiều tiện ích cho khách hàng và nó đã đem lại nguồn thu khá tốt cho Agribank vào năm 2019. Bên cạnh đó, Agribank đã ký kết và thực hiện được khá nhiều hợp đồng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế lớn cho các tập đoàn như Tập đoàn Viettel, Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam –VEC… Năm 2020, hình thức thanh toán UPAS L/C tiếp tục đem lại nguồn thu lớn cho Agribank. Trong năm, Agribank đã thực hiện 452 giao dịch UPAS L/C (tăng 51% tổng số món so với năm 2019) với tổng doanh số đạt 283 triệu USD tăng 47% so với năm 2019.

Nhìn chung, nguồn thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế của Agribank những năm qua đã có sự tăng trưởng rất đáng ghi nhận trong bối cảnh thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy, mức tăng trưởng chưa tương xứng với quy mô, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu cũng thiếu sự ổn định, Agribank có lẽ sẽ còn nhiều việc phải làm để gia tăng nguồn thu từ dịch vụ thanh toán quốc tế.

b)Dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ

Agribank được xem là có lợi thế hơn các NHTM khác trong cung cấp dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ do có mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch rộng lớn tuy nhiên vẫn còn khá khó khăn trong việc tăng thu phí dịch vụ ngân quỹ do nhu cầu khách hàng cho dịch vụ này là không cao. Tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ này trong tổng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank hàng năm vào khoảng 4%.

Bảng 2.4. Kết quả thu từ dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ của Agribank giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Doanh số Tăng trưởng Doanh số Tăng trưởng

Thu từ dịch vụ ngân quỹ

209 257,6 23,25% 285,7 10,91%

Thu từ dịch vụ bảo quản tài

sản 0,8 2,2 175% 3,7 68,18%

Tổng cộng 209,8 259,8 23,83% 289,4 11,39%

(Nguồn: Agribank, 2018, 2019, 2020)

36

bao gồm các dịch vụ như thu đổi tiền mặt không đủ tiêu chuẩn lưu thông, kiểm đếm, giao dịch tiền mặt, thu chi tiền mặt lưu thông tại địa chỉ của khách hàng… và thu từ dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ két sắt. Trong đó nguồn thu từ dịch vụ bảo quản tài sản chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn thu từ dịch vụ ngân quỹ, chỉ khoảng trên dưới 1% mỗi năm. Xét về tổng thể, doanh thu từ dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ của Agribank vẫn tăng trưởng khá tốt theo từng năm. Năm 2020, doanh thu từ dịch vụ này của Agribank là 289,4 tỷ đồng, tăng 11,39% so với năm 2019. Trong đó thu từ dịch vụ ngân quỹ đạt 285,7%, tăng trưởng 10,91% so với cùng kỳ năm trước còn thu từ dịch vụ bảo quản tài sản đạt mức tăng trưởng tốt hơn 68,18% so với năm 2019 tuy nhiên xét về con số tuyệt đối thì khá khiêm tốn, chỉ tăng 1,5 tỷ đồng, đạt 3,7 tỷ đồng. Năm 2019, chỉ tiêu này có mức tăng trưởng tốt hơn năm 2020, tăng trưởng 23,13% so với năm 2018, đạt 259,8 tỷ đồng, Về cơ cấu nguồn thu từ dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ năm 2019 thì khá giống với năm 2020 và với mọi năm, tỷ trọng thu từ dịch vụ ngân quỹ chiếm khoảng 99% nguồn thu này và đạt 257,6 tỷ đồng còn thu từ dịch vụ bảo quản tài sản chỉ là 2,2 tỷ đồng. Sự chênh lệch rất lớn giữa tỷ lệ nguồn thu dịch vụ ngân quỹ và dịch vụ bảo quản tài sản là do dịch vụ ngân quỹ cung cấp các sản phẩm đa dạng hơn và nhu cầu của các khách hàng cũng là lớn hơn.

Dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ đem lại nguồn thu ổn định cho Agribank đồng thời có mức tăng trưởng hàng năm khá tốt tuy nhiên tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ này trong tổng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng hàng năm lại không đổi nên xét về tỷ lệ tăng trưởng tương đối thì gần như không đổi. Nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngân quỹ và quản lý tiền tệ là không nhiều, các SPDV trong nhóm dịch vụ này cũng khá là cơ bản, khó phát triển các SPDV mới vì vậy mặc dù có chút lợi thế về mạng lưới nhưng Agribank không quá chú trọng phát triển nhóm dịch vụ này, đó là lí do tỷ trọng nguồn thu từ dịch vụ này trong tổng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Agribank hàng năm lại không đổi.

c) Dịch vụ kinh doanh ngoại hối

Bảng 2.5. Kết quả thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối của Agribank giai đoạn 2018-2020

Đơn vị: tỷ USD, tỷ VND

Chỉ tiêu 2018 Doanh số 2019Tăng trưởng 2020

(%)

Doanh số Tăng trưởng (%) Doanh số mua bán (tỷ USD) 58 164,3 183,28% 198,1 21% Doanh số mua 29,3 82,3 180,89% 99 20% Doanh số bán 28,7 82 185,71% 99,1 21% Lãi KDNT (tỷ VND) 643,62 1.026,1 59,43% 945,4 -8% Từ Trung tâm vốn 356,77 628,3 76,11% 413,9 -34% Từ chi nhánh 286,85 397,8 38,68% 531,5 34% (Nguồn: Agribank, 2018, 2019, 2020)

Năm 2019 đánh dấu một năm tăng trưởng ấn tượng về doanh số mua bán ngoại tệ và thu ròng từ KDNT của Agribank. Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 164,3 tỷ USD, tăng trưởng 183,28% so với cùng kỳ năm trước trong đó doanh số mua là 82,3 tỷ USD, doanh số bán là 82 tỷ USD lần lượt tăng trưởng 180,89% và 185,71% so với năm 2018. Doanh số mua bán ngoại tệ tăng mạnh là do Agribank được hưởng lợi từ việc kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2019 tăng trưởng và đạt kỷ lục mới, đạt 517,26 tỷ USD, tăng 7,6%. Cùng với việc doanh số mua bán ngoại tệ tăng mạnh, lãi từ KDNT năm 2019

37

của Agribank cũng tăng cao đạt con số 1.026,1 triệu đồng, mức tăng trưởng 59,43% tương đương 382,48 triệu đồng so với năm 2018. Trong đó, lãi KDNT từ trung tâm vốn là 628,3 triệu đồng, tăng 76,11% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 61,23% trong tổng lãi KDNT của Agribank; lãi KDNT từ chi nhánh là 397,8 triệu đồng, tăng trưởng 38,68% so với cuối năm 2018. Năm 2019, nhìn chung thì tỷ giá USD - đồng tiền được mua bán phổ biến của Agribank khá ổn định, tỷ giá trung tâm của NHNN chỉ tăng khoảng 1,4% vì vậy lãi KDNT của Agribank không đến nhiều do chênh lệch tỷ giá từ trạng thái ngoại tệ mà chủ yếu dựa vào mua bán phục vụ khách hàng và nghiệp vụ SWAP liên ngân hàng. Điều này cho thấy Agribank đã có những bước đi đứng đắn để thu hút được khách hàng nhiều hơn dù các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ của Agribank không có nhiều sự vượt trội so với các ngân hàng khác.

Năm 2020, doanh số mua bán ngoại tệ của Agribank tiếp tục tăng đạt 198,1 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2019, cũng giống như năm 2019, doanh số mua và doanh số bán ngoại tệ năm 2020 khá cân bằng nhau, lần lượt đạt 99 tỷ USD và 99,1 tỷ USD. Mặc dù doanh số mua bán ngoại tệ năm 2020 của Agribank tăng nhưng lãi từ KDNT năm 2020 lại giảm nhẹ so với năm 2019, cụ thể: lãi KDNT của Agribak năm 2020 là 945,4 triệu đồng, giảm 8% tương đương 80,7 triệu đồng so với năm 2019 và chỉ đạt 84% kế hoạch đề ra. Khác với năm 2019, lãi KDNT năm 2020 của Agribank lại đến từ các Chi nhánh nhiều hơn đến từ Trung tâm vốn. Năm 2020, lãi KDNT từ Chi nhánh đã tăng trưởng 34% so với cùng kỳ năm trước, đạt 531,5 triệu đồng và chiếm 56,22% tổng thu ròng KDNT, trong khi lãi KDNT từ Trung tâm vốn là 413,9 triệu đồng, giảm 34% so với năm 2019 và chỉ đạt 65% kế hoạch đề ra của Agribank. Nguyên nhân lãi KDNT của các Chi nhánh tăng trưởng mạnh do Agribank đã tích cực triển khai dịch vụ chuyển tiền trực tiếp đồng KRW sang Hàn Quôc, hỗ trợ và đáp ứng tốt nhu cầu thanh toán đồng KRW ngày càng tăng của khách hàng. Bên cạnh đó, việc chuyển tiền trực tiếp đồng KRW đã tháo gỡ được các vướng mắc trong

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 32 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w