Trong quá trình sản xuất kinh doanh của thì bất kỳ công ty, doanh nghiệp, trang trại nào cũng có mục đích là lợi nhuận.
Lợi nhuận = (Doanh thu - Chi phí.)
= 1.246.917.600 – 7.781.172.000 = - 6.534.254.400 (đồng).
Đánh giá hiệu quả
- Trong quá trình chăn nuôi 1,5 tháng với số lượng gà 16.000 con giống từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 10 năm 2020 thì đến lúc xuất chuồng số lượng gà chỉ còn 15.268 con trong đó gà đủ tiêu chuẩn bán là 13.372 con trung bình mỗi con 3,2 kg chiếm 83,6 %, còn gà chưa đủ tiêu chuẩn là 1.896 con chiếm 11,8 % trung bình 2,1 kg mỗi con và số lượng gà chết 732 con chiếm 4,6 %. Trung bình 1 năm trại gà nuôi được 5 – 6 lứa, vậy tổng doanh thu trung bình của trại trong 1 năm = 1.246.917.600 x 5 = 6.234.588.000 (đồng).
3.5. Các nhân tố ảnh hƣởng
* Nhân tố thị trường
- Nhân tố thị trường (factor markets)là thị trường trong đó các nhân tố sản xuất được mua và bán (máy móc, nguyên liệu, vật rẻ tiền mau hỏng), thuê và cho
thuê (lao động, đất đai), vay và cho vay (vốn). Giá của nhân tố hình thành trên thị trường nhân tố nhờ sự tương tác của các lực lượng cung cầu.
- Hiện tại để tiêu thụ các loại gia súc, gia cầm và thức ăn chăn nuôi thì ngoài các loại trang trại của Công ty, thì Công ty đã ký hợp đồng với các trang trại chăn nuôi xung quanh các tỉnh lân cận bao gồm ở các tỉnh: Thanh Hóa, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc và Thái Nguyên để tiêu thụ các sản phẩm, thì công thì đã thực hiện các chiến lược:
+ Đối với các trại khách của Công ty. Các trang trại khách mua cám và các loại thuốc thú ý của Công ty mà được ký hợp đồng với Công ty sẽ được Công ty hỗ trợ với mỗi một chuồng là một lao động, trong thời quá trình chăn nuôi nếu các loại vật nuôi bị dịch hoặc khách mới chưa có kinh nghiệm chăn nuôi thì Công ty sẽ hướng dẫn và thời gian làm Vacxin sẽ được công ty cho người ra hỗ trợ.
+ Đối với các khách hàng mua các loại vật nuôi của công ty. Trong quá trình chăn nuôi và buôn bán ra thị trường thì luôn gặp nhiều khó khăn về cung vượt cầu giá cả giảm dẫn đến không có khách mua hàng để làm sao cho Công ty luôn giữ được khách thì Công ty đã ký hợp đồng tránh trường hợp sản phẩm không tìm được đầu ra. Đối với các khách hàng mà mua các loại vật nuôi của Công ty thì nếu khách hàng nào mà ký kết sẽ mua nhiều lần của Công ty thì công ty đã thực hiện bằng cách chiết khấu % tùy thuộc vào số lượng mà khách hàng ký hợp đồng của Công ty.
+ Thị trường đầu ra cho gà tại trại gà xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức của CTCPNS Phú Gia là do bên phòng kinh doanh của Công ty đã tìm đầu ra và khách hàng tại trại là các thương lái ở các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang...
+ Đánh giá hiệu quả: Qua các chiến lược trên thì để tiêu thụ được các loại thức ăn chăn nuôi và các gia súc gia cầm Công ty đã có các chiến lược để thu hút khách hàng và cạnh tranh được trên thị trường.
Nhân tố về khí hậu cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của gà dẫn đến tình trạng gà phát triển không đồng đều.
3.6. Đánh giá các hoạt động rủi ro trong hoạt động chăn nuôi của trại
3.6.1. Các yếu tố rủi ro tại trại gà xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên
Trại gà Hợp Liễu xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức , thành phố Thái Nguyên của CTCPNS Phú Gia là gia trại chăn nuôi với hình thức là chăn kín trong chuồng với số lượng gà nuôi là 16.000 con giống gà Trắng.
Trong quá trình chăn nuôi thì để xuất bán được một lứa gà ra ngoài thị trường thì hầu như trại chăn nuôi nào cũng gặp phải 2 rủi ro chủ yếu bao gồm: Rủi ro trong thời gian chăn nuôi (dịch bệnh), rủi ro thị trường.
* Rủi ro chăn nuôi
- Chăn nuôi là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của doanh thu của trại để đạt được hiệu quả tốt nhất thì trong quá trình chăn nuôi phải đòi hỏi về chất lượng và năng suất tại trại gà.
- Trong thời gian chăn nuôi thì luôn gặp nhiều rủi ro về số lượng gà chết nhiều, bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: Dịch bệnh, điều kiện tự nhiên.
+ Dịch bệnh: trong quá trình chăn nuôi thì trang trại đã thực hiện các biện pháp phòng chống tiêm Vaccxin, phun thuốc cho gà nhằm để đạt được hiệu quả tốt nhất.
* Điều kiện tự nhiên: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gà.
Rủi ro về thị trường
- Thị trường là nơi tập trung giữa người mua và người bán với nhau trong một thời gian và nhất định.
- Rủi ro thị trường tại trại gà xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên của CTCPNS Phú Gia là các rủi ro sau khi số lượng gà đủ tiêu chuẩn xuất bán ra nhưng không có người mua bên cạnh đó trong ngành chăn nuôi thì không giống như các ngành khác khi các sản phẩm được sản xuất ra có thể cất vào kho không phải mất thêm chi phí nữa, còn trong chăn nuôi thì khi số lượng gà đủ tiêu chuẩn nhưng không có khách mua hoặc mua chậm thì cũng sẽ phải cho cám, thuốc thú y, điện, nước.
- Trong chăn nuôi thì số lượng gà sắp đủ ngày xuất chuồng thì công ty đã đi tìm kiếm thị trường, tìm khách hàng đến mua gà. Tuy nhiên bên cạnh đó do thị trường thay đổi tích cực qua các năm nên không thể biết trước được.
3.7. Quy trình và kỹ thuật chăn nuôi tại trại
3.7.1. Công tác chuẩn bị chuồng trại và chọn gà nuôi
- Chuồng trại: + Việc chuẩn bị chuồng nuôi để bắt đầu một lứa gà mới là rất quan trọng tuy nhiên ở công đoạn này chúng ta thường chú trọng tới chuồng úm hay khu vực úm nhiều hơn.
Ở giai đoạn này chúng ta cần chuẩn bị và hoàn thành những công việc sau: + Có thời gian để trống chuồng nuôi 15 - 20 ngày.
+ Sau khi bán gà ta cần xử lý vệ sinh ngay (thường gọi sát trùng lần 1) + Đem tất cả máng ăn và uống ra ngoài.
+ Lấy sạch hết phân sau đó là lót nền ra khỏi chuồng.
+ Máng ăn, uống phải được rửa sạch bằng xà phòng sau đó rửa lại bằng nước lã. Pha nước sát trung Formol tỷ lệ 2% trong 1 chậu lớn, rồi đem nhúng dụng cụ máng ăn, uống vào thuốc sát trùng sau đó rửa sạch bằng nước lã.
+ Sử dụng thuốc sát trùng Formol 2% phun sát trùng chuồng trại, bắt đầu phun từ phần trên mái rồi phun đều xuống nền và xung quanh khu vực.
+ Với chất độn chuồng cần sát trùng 2 lần. Lần 1 dùng dung dịch Formol 2%, liều lượng 1lít/ 4m2 chất độn chuồng. Lần 2 sau 24 giờ dùng dung dịch Fibrotan 0,24% hoặc Profil 0,25% với liều lượng 0,25 lít/m2. Đợi khi thềm chuồng khô mới trải tấm đệm lót có độ dày tối thiểu 5cm.
+ Quây gà bằng nhựa lưới, cót ép, phên…. Có chiều cao 46cm khi quay tròn lại có đường kính 2,8 – 3m đủ diện tích cho 500 gà.
+ Chuẩn bị dụng cụ úm gà bao gồm rèm che, chụp sưởi, ánh sáng, khay ăn, uống. + Chất độn chuồng dung trấu đã được sát trùng phơi khô, trải lớp dầy 5cm. + Đèn úm có thể sử dụng bóng 75W cho 100 con gà và treo cách nền 30cm. Khi thả gà vào thì nhiệt độ ô úm phải là 32oC
- Có sẵn nước uống khi thả gà vào ô úm. Trong nước nên bổ sung thêm 1g vitamin C và 50g đường Glucose cho 3 lít nước sử dụng cho 100 con gà con.
- Diện tích máng ăn tối thiểu chiếm 1/5 diện tích úm. Vị trí máng ăn, uống phải được đặt đều ở xung quanh, không đặt trực tiếp dưới bóng đèn.
- Chọn gà nuôi:
+ Quá trình sinh trưởng, phát triển của gà phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giống của gà.
+ Gà trắng được công ty nhập vào tùy theo số lượng của chủ trang trại yêu cầu được chia thành 3 loại:
+ Loại 1: Là những cá thể khỏe mạnh, có phần hông nở, lông tơ bông xốp đều đặn và phỉ kín toàn thân, mỏ cân xứng, mất sang và mở to hoàn toàn, cách áp sát vào thân, thế đứng rộng, các ngón chân thẳng. Bụng nhỏ, mềm, không có máu của rốn, có phản xạ nhanh với tiếng động.
+ Loại 2: Gồm các cá thể yếu, nhỏ, bụng to, lông ướt.
+ Loại 3: Gồm tất cả những con không có đặc điểm giống loại 1 và 2, cần loại thải.
3.7.2. Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng
3.7.2.1. Giai doạn úm gà con (từ 1 ngày đến 2 tuần tuổi)
- Úm trên nền: Chất độn chuồng (trấu) đã sát trùng dày 5 – 10 cm, dung quấy để giữ gà không xa nguồn nhiệt.
- Nhiệt độ chuồng phải phù hợp: Trong 2 tuần đầu tiên phải chú ý đến nhiệt độ trong chuồng vì gà con không thể tự điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể. Nếu úm gà trên nền chuồng dụng cụ sưởi treo giữa quây trong ô chuồng, tùy thuộc vào yêu cầu về nhiệt độ của từng giai đoạn nhất định và có thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
+ Nhiệt độ vừa: Gà nằm đều và đi lại ăn uống bình thường.
+ Nhiệt độ thấp: Gà cụm lại gần đèn úm, đứng sát lại với nhau hoặc đứng co ro run rẩy.
+ Nhiệt độ cao: Gà nằm xa đèn úm, nằm há mỏ, giơ cánh, thở mạnh uống nước nhiều.
- Nếu nhiệt độ ổ úm của gà không đúng theo yêu cầu thì gà sẽ chết nhiều, lớn chậm và trọng lượng không đồng đều.
- Nhiệt độ sưởi ấm cho gà: + Tuần đầu: 32 – 34oC + Tuần 2: 29 – 30oC + Tuần 3: 26 – 27oC + Tuần 4: 21 – 25oC
- Khi trời vào buổi trưa nắng, nhiệt độ chuồng đủ điều kiện thì không cần bật đèn úm và mở nắp lồng ra cho thoáng và sáng.
- Độ ẩm thích hợp: 70 – 80%.
- Mật độ úm: + Úm nề từ - 2 tuần tuổi: 50 - 60 gà/m2. Quây úm bằng cót phải nới rộng diện tích nuôi theo thời gian sinh trưởng của gà.
- Ánh sáng: Vào 2 tuần đầu phải được chiếu sáng liên tục cả ngày, vừa để nhiệt độ thích hợp với sự phát triển của gà vừa để đảm bảo ánh sáng vừa giúp gà con ăn uống được nhiều. Đèn chiếu với định mức 1W/m2.
- Thức ăn cho gà: + Thức ăn được cung cấp từ công ty theo từng ngày tuổi + Tuần thứ nhất tới tuần thứ 2 cho gà ăn theo chủng loại 1 – 14 ngày. + Tuần thứ 2 đến tuần thứ 3 cho ăn theo chủng loại 14 - 25 ngày. + Tuần thứ 4 trở đi cho ăn theo chủng loại 25 – 39 ngày.
+ Cần cho gà ăn nhiều bữa trong ngày. Rải rác mỗi lần 1 ít thức ăn để cho thức luôn được mới sẽ kích thích sự thèm ăn của gà. Mỗi lần cho ăn phải kiểm tra và loại bỏ thức ăn cũ thường xuyên.
+ Sau 1 tuần có thể thay khay ăn bằng máng tròn hoặc máng dài. - Nước uống cho gà:
+ Sau khi nhận gà về cho gà nghỉ ngơi 10 - 20 phút rồi cho gà uống nước có pha 50g glucose với 1g vitamin C/3 lít nước để chống stress cho gà.
+ Nước uống phải sạch, ấm (16 – 20o) cho uống trước khi ăn. Nước uống cho gà 3 – 4 ngày đầu chop ha thuốc kháng sinh (Tetracyclin 0,5g/l hoặc Colistin 0,1g/l và Vitamin C 100 – 150mg/l)
+ Nếu cần thiết sẽ bổ sung thêm Vitamin B cho gà trong tuần đầu tiên. Máng tự động mỗi chụp nhựa chứa 3,5 – 4 lít / 80 – 100 con gà.
Khay ăn và máng uống đặt bố trí xen kẽ không đặt dưới bóng điện vì dễ mất vitamin.
3.7.2.2. Giai đoạn 2 tuần – xuất bán
- Lúc gà được 7 – 10 ngày tuổi thì tiến hành bỏ quây ra nên gà đi lại tự do trong chuồng. Không nên tháo quây muộn hơn để tránh tấm lót dưới quây quá bẩn. Định mức gà 7-10 gà/m2 nền (tùy theo mùa) từ tuần tuổi thứ 3 đến hết tuần tuổi thứ 7.
- Về dụng cụ, chụp úm, đèn úm lúc này thì không cần dùng nữa.
- Về thức ăn: Dùng thức ăn sinh trưởng phù hợp theo từ ngày tuổi cho đến khi xuất chuồng.
+ Gà cần được ăn liên tục ngày đêm để nhanh chóng sinh trưởng để mau xuất chuồng. Mỗi ngày cho ăn 2 bữa chính 3 giờ sáng và 3 giờ chiều, cho ăn bổ sung vào các giờ 9h sáng và 9h tối. Không nên lạm dụng việc bổ sung vitamin, thuốc vào thức ăn chỉ bổ sung khi thời tiết, điều kiện thay đổi để phòng bệnh. Trong quá trình nuôi cần chú ý phát hiện sớm gà bị què, chết trong chuồng để sớm xử lý tránh gây ảnh hưởng đến những con gà khỏe mạnh.
- Chương trình sử dụng vacxin cho gà:
Bảng 3.6. Chƣơng trình sử dụng vacxin Ngày tuổi Loại vacxin Cách sử dụng
Ngày 1 – 2 Lasota (lần 1) Nhỏ mắt, mũi hoặc phun Ngày 3 Gumboro (lần 1) Cho uống từng con
Ngày 7 Đậu Chủng màng cánh
Ngày 10 Gumboro (lần 2) Cho uống trực tiếp hoặc pha vào nước Ngày 25 Gumboro (lần 3) Cho uống trực tiếp hoặc pha vào nước
Ngày 28 Lasota (lần 2) Pha nước uống
Ngày 45 Lasota (lần 3) Nhỏ mắt, mũi, phun - tiêm
3.7.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế
Thực tế chính là khoảng thời gian tôi được học hỏi và trực tiếp tham gia vào quá trình chăn nuôi từ đó giúp tôi hiểu rõ hơn công việc tại trại. Những bài học
được rút ra trong quá trình này giúp tôi tiếp thu được nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc, đánh giá, và xử lí vấn đề.
Trong quá trình thực tập tại trại gà đã giúp cho tôi đưa ra những bài học kinh nghiệm sau:
+ Giúp tôi hiểu thêm về cách thức tổ chức vận hành sản xuất của một trang trại và tiêu chuẩn của một trang trại.
+ Học thêm được nhiều kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật chăn nuôi gà sau này có thể áp dụng ngay tại gia đình.
+ Biết cách xử lý những tình huống bất ngờ từ những yếu tố như bão, mất điện. + Biết cách chăm sóc đàn gà phân biệt được gà ốm với gà khỏe.
+ Luôn giữ sạch sẽ chuồng trại, trong 10 ngày đầu phải vệ sinh máng ăn, uống ít nhất 2 lần/ ngày để vi khuẩn không có cơ hội phát sinh.
+ Nhận biết được tình trạng gà trong chuồng thức ăn, nước uống, độ ẩm và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
+ Cách 30 phút đến 1 tiếng thì đi 1 vòng chuồng để xem nếu có con nào chết thì lập tức đưa ra ngoài.
+ Kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, nếu nhiệt độ cao hay thấp quá mức cho phép thì điều chỉnh nhiệt độ.
+ Giai đoạn gà từ 30 ngày tuổi trở đi cần đi vào kiểm tra nhiều hơn vì lúc này gà trưởng thành và tăng mật độ gà dẫn đến việc tăng nhiệt độ.
+ Tiến hành phun sát khuẩn đối với xe chở cám của công ty. + Hạn chế đi ra ngoài và cho người ngoài đi vào chuồng.
+ Xung quanh chuồng trại luôn được giữ sạch sẽ và thoáng gió.
+ Xác gà chết phải được xử lý nhanh chóng và đảm bảo không lây bệnh trong trại. + Nước uống cho gà phải luôn được đảm bảo.
+ Để trở thành một người quản lý tốt cần phải có các kĩ năng các cách ứng xử đối với công nhân với các đối tác cần phải có thái độ sao cho chuẩn mực nhất để họ tin tưởng và tôn trọng mình.
+ Biết lắng nghe, quan sát và học hỏi thu nhận được những kiến thức quý báu rất nhiều tại cơ sở thực tập.