3.8.3.1. Đề xuất
* Đối với nhà nước
- Tạo điều kiện thuận lợi cho trang trại có thể tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi cho việc đầu tư xây dựng trang trại và các trang thiết bị ban đầutrong sản xuất chăn nuôi.
- Mở lớp tập huấn để nâng cao trình độ quản lý cũng như củng cố thêm kiến thức, kinh nghiệm cho chủ trang trại.
- Các ngân hàng cần thực hiện gói tín dụng nâng mức cho vay kéo dài thời gian cho vay phù hợp.
- Nhà nước cần có các chính sách phù hợp như thuê đất dài hạn để các Công ty đầu tư vào.
- Thủ tục cho vay của các ngân hàng nên được đơn giản hóa, thủ tục hành chính, tập trung hướngdẫn, vay vốn theo hướng thiết thực.
* Đề xuất đối với Công ty
- Cần có chính sách tác động để Công ty có thể tăng mức giá thu mua cho trang trại. - Cần xây dựng quy định rõ ràng và làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm chế biến của Công ty.
- Cần có những chính sách khuyến khích chăn nuôi cho trang trại.
- Nhà nước và địa phương cần có sự liên kết với Công ty trong việc hỗ trợ vốn. đầu tư ban đầu cho trang trại.
3.8.3.2. Giải pháp đối với trại gà Hợp Liễu tại xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên
- Nâng cao khả năng dự báo và phòng chống dịch bệnh để giảm tối đa rủi ro do bệnh dịch mang lại, thực hiện tốt công tác thú y, vệ sinh chuồng trại phải luôn được đặc biệt quan tâm để tránh bùng phát dịch bệnh gây thiệt hại kinh tế cho cả trại và Công ty.
- Nguồn thức ăn phải có chất lượng cao, không quá hạn sử dụng và phù hợp với từng giai đoạn của gà.
- Cung cấp đủ nước uống sạch và ổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa để nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh cho gà.
- Đầu tư vào công tác vệ sinh môi trường để đảm bảo được và xử lý được các xác chết, rác thải.
- Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, uống, chuồng nuôi cũng như chất độn chuồng. - Nhập giống gà có nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng tốt, được chọn lọc kỹ càng. - Với trời mùa hè có thể giảm mật độ gà trong chuồng để gà mau lớn và tránh trường hợp gà chết do nhiệt độ trong chuồng quá nóng.
- Công tác tiêm vacxin giai đoạn đầu cần phải được thực hiện tốt vì đây là giống gà trắng có sức đề kháng kém, dễ nhiễm bệnh.
- Máy móc trong trại cần được kiểm tra thường xuyên trong quá trình nuôi và sau khi xuất chuồng.
- Tạo điều kiện cho chủ trại tiếp cận tham gia thị trường để họ tìm hiểu thêm được nhiều kênh tiêu thụ thúc đẩy trang trại phát triển và nắm bắt được nhu cầu của thị trường.
- Tạo điều kiện thuận lợi để trại có thể tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi cho việc đầu tư xây dựng trang trại và các thiết bị ban đầu cho trại.
- Cần nâng mức giá lên để tạo thêm lợi nhuận cho trang trại, tạo niềm tin và yên tâm sản xuất lâu dài.
- Gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi giữa các trại khác trong cùng khu vực.
3.9. Ý tƣởng khởi nghiệp sau khi tốt nghiệp
Tên ý tƣởng/ dự án khởi nghiệp: Xây dựng mô hình trồng cây bắp cải mini 1. Lí do lựa chọn ý tƣởng khởi nghiệp
Có nguồn lợi về địa hình, đất đai, khí hậu thuận lợi, lao động có sẵn. Vốn đầu tư không quá cao, không cần vay vốn ngân hàng.
Là mô hình mới, quy mô nhỏ và được nhiều hộ gia đình thực hiện. Khai thác tối đa năng lực của tài nguyên đất.
2.Giá trị cốt lõi của ý tƣởng
Nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, mới và an toàn cho người tiêu dùng. Tăng thêm thu nhập và hiệu quả kinh tế của hộ gia đình
3. Khách hàng
Khách hàng mục tiêu Kênh phân phối Quan hệ khách hàng
Khách hàng hướng tới của sản phẩm là những người nội trợ, lái buôn, những khu chợ đầu mối.
Đưa sản phẩm vào chuỗi các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch.
Có nhiều kênh phân phối sản phẩm có thể lựa chọn như:
- Kênh gián tiếp: + Qua thương lái, chợ và các siêu thị.
+ Qua phương tiện truyền thông ( Internet, báo, tạp chí…)
- Kênh trực tiếp: Người tiêu dùng có thể mua trực tiếp sản phẩm.
Tuy nhiên nếu sản phẩm bán tại chợ hoặc bán cho thương lái thì rủi ro lớn, sự bấp bênh của giá cả và sự cạnh tranh của các sản phẩm khác.
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của internet do đó thuận lợi cho việc giới thiệu về mô hình và sản phẩm tới người tiêu dùng thông qua các trang mạng như facebook, zalo... - Tạo thương hiệu, đảm bảo chất lượng cho sản phẩm
- Về chăm sóc khách hàng: Thường xuyên hỏi han thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm để thay đổi cho phù hợp.
4. Hoạt động chính
Liệt kê nguồn nhân lực Hoạt động chính Đối tác
Về đất đai : Đất đai có sẵn của gia đình.
- Về kinh phí: Vốn tự có của gia đình.
- Khảo sát, lựa chọn địa điểm thích hợp để xây dựng trang trại.
- Đầu tư mua trang thiết bị
- Về đối tác kinh doanh: Quan sát trực tiếp, thăm dò thị trường, điều tra khảo sát sản phẩm bắp cải
Vốn vay từ ngân hàng. - Về lao động: Lao động là những thành viên trong gia đình.
- Về máy móc: Bước đầu tận dụng những phương tiện sẵn có của gia đình để hạn chế tối đa chi phí đầu tư.
phục vụ cho sản xuất. - Cải tạo đất đai, hệ thống tưới tiêu cho cây trồng. - Tìm kiếm đầu vào cho trang trại: Giống, phân bón
- Tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.
mini tại hệ thống các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch, các thương lái. Để từ đó biết thực trạng nguồn cung cấp, giá cả để có phương án liên kết đầu ra ổn định cho sản phẩm của trang trại.
- Về tiếp thị sản phẩm: Nhà báo và các cộng tác viên để giới thiệu sản phẩm.
3.9.1. Chi phí đầu tư của dự án
- Vốn đầu tư: 50.251.000 đồng + Các chi phí ban đầu:
Bảng 3.7. Các chi phí đầu tƣ lắp ráp cơ bản của dự án
ĐVT: Đồng STT Hạng mục xây dựng Quy mô (m2) Giá đơn vị (đồng/m2 ) Tổng giá trị 1 Nhà lưới 50 650.000 32.500.000 2 Cải tạo đất 2.000.000 Tổng (1) 35.500.000
Dự kiến chi phí lắp ráp của sự án sẽ xây dựng với tổng chi phí dự kiến cơ bản là 23.500.000đ.
Bảng 3.8. Chi phí dự kiến đầu tƣ trang thiết bị của dự án
ĐVT: Đồng
STT Tên thiết bị Số lƣợng Đơn vị tính Đơn giá
(Đồng) Thành tiền
1 Máy bơm nước 1 Chiếc 1.200.000 1.200.000
2 Ống nước 15 Ống 50.000 750.000 3 Dây điện 150 M 20.000 3.000.000 4 Dụng cụ lao động 15 Chiếc 55.000 825.000 5 Khác 1.000.000 Tổng (2) 6.775.000
Với quy mô nhỏ số trang thiết bị phải đầu tư tương đối là ít với tổng số tiền phải đầu tư cho trang thiết bị là 6.775.000 đồng.
Bảng 3.9. Chi phí sản xuất thƣờng xuyên của dự án
ĐVT: Đồng
STT Loại chi phí Số lƣợng ĐVT Đơn giá Thành tiền
1 Phân bón 1 Vụ 98.000 1.176.000 2 Tiền điện 5 Tháng 450.000 3.600.000 3 Thuốc bảo vệ thực vật 1 Vụ 40.000 400.000 4 Chi phí vận chuyển 1 Vụ 1.200.000 2.400.000 5 Giống 400.000 Tổng (3) 7.976.000
Qua bảng 3.9 có thể thấy để tạo ra sản phẩm dự án cần các khoản chi phí sản xuất thường xuyên hằng năm là : 6.376.000 đồng.
3.9.2. Doanh thu của dự án
Bảng 3.10. Doanh thu dự kiến hằng năm của dự án
ĐVT: Đồng
STT Đối tƣợng ĐVT Số lƣợng Đơn giá Thành tiền
1 Bắp cải mini Kg 450 220.000 99.000.000
Tổng 99.000.000
Dự kiến sản lượng 1 năm của cây bắp cải mini nếu đạt năng suất tối đa sẽ là: 9kg/m2.
Với diện tích trồng là 50m2 và giá bán là 220.000 đồng/kg thì sau 1 năm (1 vụ) bắp cải mini có dự kiến doanh thu là 99.000.000 đồng.
3.9.3. Lợi nhuận của dự án
Lợi nhuận = (Doanh thu – Tổng chi phí) = 99.000.000 - 50.251.000 = 48.749.000 đổng
3.9.4. Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ( SWOT)
Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses)
- Đất đai có sẵn, không mất nguồn vốn đầu tư
- Sản phẩm nông sản sạch và an toàn ngày càng được người tiêu dùng quan tâm.
- Có nguồn nhân lực tại chỗ.
- Cơ cấu hạ tầng tốt, là đường quốc lộ thuận tiện cho việc vận chuyển trang thiết bị, hàng hóa và sản phẩm.
- Vốn đầu tư ban đầu không quá cao.
- Chưa có nhiều kinh nghiệm về mô hình này trong kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm tài chính.
- Tìm kiếm thị trường đầu ra vẫn gặp nhiều khó khăn.
- Thời gian bảo quản ngắn
- Là giống cây ưa khí hậu lạnh nên 1 năm chỉ trồng được 1 vụ.
- Quy mô thực hiện và phạm vi còn hạn chế.
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
- Ngân hàng có nhiều chính sách cho vay vốn với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản là cơ hội tốt để có thể cải thiện trang thiết bị và quy mô sản xuất.
- Internet thịnh hành thuận lợi cho việc tìm kiếm, học hỏi thêm nhiều kiến thức liên quan đến cây trồng và áp dụng những tiến bộ khoa học vào trong sản xuất giúp nâng cao sản lượng.
- Hệ thống siêu thị, cửa hàng phát triển làm tăng thêm thị trường đầu ra của sản phẩm.
- Sản phẩm còn ít người tiêu dùng biết đến. - Sự cạnh tranh với những mặt hàng khác trên thị trường.
- Sự thay đổi về khí hậu cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sản xuất.
- Sản phẩm nông sản chưa có thương hiệu nên làm giảm độ tin cậy của người tiêu dùng.
3.9.5. Những rủi ro có thể gặp và biện pháp giảm thiểu
- Rủi ro về giá cả: Thị trường đầu ra không đảm bảo, giá cả bấp bênh. - Rủi ro về kỹ thuật:
+ Là mô hình mới, do đó chưa có nhiều kinh nghiệm về mô hình này.
+ Chưa áp dụng được những tiến bộ kỹ thuật, máy móc hiện đại vào trong sản xuất. - Rủi ro trong sản xuất:
+ Do sâu bệnh hại cây trồng, giảm năng suất và sản lượng cây trồng.
+ Khí hậu thay đổi thất thường làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây dẫn đến năng suất thấp, chất lượng kém và nhiều sâu bệnh.
+ Nguồn nước bị ô nhiễm do việc xử lý chất thải sinh hoạt ở đầu nguồn còn thấp. Biện pháp giảm thiểu rủi ro:
+ Không ngừng tìm kiếm thị trường trong và ngoài tỉnh, liên kết lâu dài với các siêu thị để tiêu thụ sản phẩm.
+ Đầu tư khoan giếng gần nơi thực hiện dự án để giảm thiểu việc ô nhiễm nguồn nước tưới tiêu.
+ Tìm hiểu, học hỏi nâng cao chuyên môn về quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc sản phẩm. Tham quan mô hình nông nghiệp công nghệ khác.
+ Tham gia vào những lớp tập huấn liên quan đến cây trồng.
+ Vay vốn ngân hàng đầu tư thêm máy móc hiện đại và tăng quy mô sản xuất.
3.9.6. Những kiến nghị nhằm hỗ trợ cho ý tưởng được thực hiện
- Đây là một mô hình về sản xuất nông nghiệp mới tại địa bàn, còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm và kiến thức mong nhận được nhiều sự trợ giúp của địa phương.
- Cần được tham gia vào những lớp tập huấn có sự tham gia của những chuyên gia, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư…
Phần 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
4.1.1. Kết luận công ty
Thông qua quá trình thực tập ở trại gà Hợp Liễu tại xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên của CTCPNS Phú Gia tôi đưa ra một số kết luận như sau:
+ Công ty cổ phần nông sản Phú Gia thành lập năm 2002 và kinh doanh ngành nghề chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thủy hải sản các loại, sản xuất bột cá, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản, hải sản.
+ Qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, Phú Gia tự hào là một trong những tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất con giống, chăn nuôi công nghệ cao, chế biến và xuất khẩu gia cầm quy mô lớn tại Việt Nam. Phú Gia đang trực tiếp hợp tác với hai tập đoàn lớn của châu Âu là Vitafort và Master Good chuyển giao ứng dụng hiệu quả công nghệ tiên tiến nhất vào sản xuất, qua đó hình thành chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất, chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm.
Từ năm 2016 đến nay công ty đã hợp tác với các Tập đoàn hàng đầu của Hungary là Master Good và Vitafort đang đầu tư phát triển đi đầu trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi với công nghệ Châu Âu và không sử dụng kháng sinh trong sản phẩm đã được bà con chăn nuôi đối tác khách hàng tin dùng. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang đầu tư trong chuỗi giá trị trong chăn nuôi.
4.1.2. Kết luận gia trại
- Trại gà hợp Liễu tại xóm Mỹ Hào, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên là trại của ông Nguyễn Văn Tính với số lượng giống gà Trắng là 16.000 con, đầu ra của thị trường đến thời gian đủ tuổi xuất chuồng thì bộ phận kinh doanh đã chủ động đi tìm khách hàng nên đầu ra của trại không phải tìm thị trường mà trại chỉ chú trọng đến chăn nuôi sao cho số lượng lứa gà được tốt nhất.
- Tại trại có các trang thiết bị tốt, thực hiện các quy trình chăn nuôi phù hợp đạt yêu cầu, có hệ thống chăn tự động giúp hạn chế việc thuê lao động bên ngoài.
- Công tác thú y được chú trọng và là yếu tố quan trọng, lao động là các sinh viên thực tập tại các trường Đại học khác nhau tuy rằng vẫn chưa có kinh nghiệm nhưng có sức khỏe tốt sẵn sàng làm mọi lúc mọi nơi.
- Tuy nhiên bên cạnh đó kết quả chăn nuôi vẫn bị lỗ do ảnh hưởng bởi những nhân tố như : Thị trường đầu ra không ổn định, giá thuốc mua bên ngoài đắt, chi phí đầu tư ban đầu cao.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Đối với Công ty
- Không ngừng tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra với số lượng lớn. - Cần tăng giá sản trong những thời điểm mà giá thị trường tăng.
- Cần mở lớp đào tạo, tập huấn để nâng cao kiến thức của chủ trại. - Đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y tốt để hỗ trợ trang trại về kỹ thuật. - Hỗ trợ trang trại trong vấn đề xử lý dịch bệnh, chất thải chăn nuôi.
4.2.2. Đối với trại
- Chú trọng công tác nhập giống và quá trình nuôi trong 2 tuần đầu.
- Theo dõi sức khỏe của gà từng ngày, nếu phát hiện bất thường thì xử lý ngay. - Khi gà bị ốm, chết hàng loạt, khó kiểm soát cần báo ngay cho đội ngũ kỹ sư, bác sỹ thú y để giải quyết kịp thời.
- Trại cần chủ động hơn trong việc đầu tư thêm vốn vào việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên đất xung quanh trại.
- Công tác vệ sinh trong chăn nuôi cần được thực hiện và chú trọng nhiều hơn theo đúng quy định, không gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh.
- Công tác tiêm vacxin phải được thực hiện tốt, nhất là giai đoạn 2 tuần đầu. - Trại cần phải tuân thủ theo những quy định về việc nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính của pháp luật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng Việt
1. Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng (1993), Kinh tế trang trại gia đình trên