Phương hướng nâng cao việc sử dụng hiệu quả lao động.

Một phần của tài liệu Đề tài " HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 874" ppt (Trang 71 - 75)

II. PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 1 Đánh giá sử dụng lao động của công ty

3. Phương hướng nâng cao việc sử dụng hiệu quả lao động.

Với những tồn tại trên, Công ty phải có những biện pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.

- Công ty cần thiết lập lại sự nghiêm túc trong việc chấm công và sự hợp lý trong việc tính lương cho bộ phận lao động trên khối cơ quan đoàn thể và cán bộ quản lý đơn vị.

Thực tế việc thực hiện chấm công này là rất hình thức đôi khi không được chính xác cho lắm. Để giải quyết tình trạng này, ban lãnh đạo Công ty có thể kiểm tra theo dõi kỹ hơn, đồng thời sử phạt những đối tượng vi phạm quy định của Công ty.

Việc tính lương bình quân của lao động các đơn vị thành viên là chưa hợp lý theo cách đã được tính lương Công ty thực hiện. Công ty chưa quan tâm lắm đến mức tích cực làm việc của người lao động. Vậy, việc chỉ đạo, quản lý bị ảnh hưởng, làm cho kết quả kinh doanh. Vì vậy Công ty có thể xem xét lại cách tính lương, đồng thời xây dựng lại cách tính chi tiêu này là:

= Khi xây dựng chỉ tiêu này cần chú ý đến việc tính chính xác số ngày làm việc bình quân của một lao động trong tháng vì chỉ số naỳ có ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi mức lương bình quân. Công ty nên tính mức lương bình quân lao động cho từng đơn vị thành viên sau đó tính mức lương bình quân chung của người lao động ở các đơn vị để làm căn cứ tính lương có công nhân viên trên khối cơ quan:

Tổng lương bình quân lao động đơn vị A

x Sản lượng lao động đơn vị A

Lương bình quân lao động các đơn

vị thành viên

= Tổng số lao động các đơn vị thành viên

Việc trả lương theo hình thức lương thời gian và lấy lương bình quân của lao động các đơn vị thành viên làm lương hệ số 1 cho khối cơ quan công ty nên xem xét xây dựng lại hệ số tiền lương cho phù hợp nhằm tránh tình trạng công nhân lao động trực tiếp chán nản, không muốn làm việc vì cảm thấy bất công.

Công ty nên xem xét điều phối lại lao động gián tiếp để giảm bớt chi phí quản lý. Trong cơ chế thị trường nhà nước giao cho công ty quyền hạch toán kinh doanh độc lập, công ty nên tiếp tục giảm bớt biên chế để loại bớt những người không đủ sức khoẻ, trình độ để đáp ứng nhu cầu công việc, đồng thời tuyển dụng những lao động có trình độ nghiệp vụ khoa học kỹ thuật và tay nghề cao.

Công tác cán bộ được chấn chỉnh, sắp xếp hợp lý, tuyệt đối không được bố trí cán bộ làm thay, làm hộ những công việc có liên quan đến kinh tế tài chính. Hệ thống phòng ban trên công ty cần được cắt giảm để chuyển xuống các đơn vị thành viên làm việc tại các bộ phận có mức độ tương ứng. Đối với bộ phận kế toán công ty cần chấn chỉnh lại công tác tài vụ kế toán qua việc thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê.

Đồng thời để quản lý chặt chẽ lao động của công ty, thì công ty nên quy định tất cả CBCNV và đối tượng khác được nhận vào làm việc tại công ty đều phải tiến hành ký kết HĐLĐ có thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm, hết thời hạn trên mà công ty (hoặc đơn vị) có yêu cầu sử dụng, cá nhân phải đủ tiêu chuẩn về sức khoẻ, đạo đức và tiêu chuẩn khác (nếu là CBCNV) thì được chuyển sang ký hợp đồng lao động với thời hạn không xác định. Quy định này nhằm tuyển chọn lao động phù hợp với công việc, kích thích cạnh tranhđể được xét là lao động lâu dài của công ty.

Ngoài ra, nhằm phát huy hiệu quả lao động trong công ty, công ty nên xây dựng quy chế phân loại lao động, trong đó quy định mức độ tích cực của người lao động thông qua hệ số bình xét. Việc phân phối thu nhập có hệ số bình xét sẽ quán triệt nguyên tắc phân phối theo chất lượng lao động, kích thích người lao động hăng say làm việc, nâng cao năng suất lao động.

Trên đây là một số ý kiến đánh giá và phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở Công ty xây dựng CTGT 874 được rút ra từ quá trình thực tập tại Công ty. Hy vọng rằng trong thời gian tới công ty có những giải pháp nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo trong sản xuất kinh doanh của người lao động, và có điều kiện động viên kịp thời người lao động bằng các đòn bảy kinh tế mà công ty có khả năng thực hiện.

Chứng từ ghi sổ Số: ... Ngày 30/9/2000 Số tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có - Lương phải trả CNV - Trực tiếp 622 334(2) 32.734.000 - Gián tiếp 627 334(2) 1.633.000

- Khấu trừ lương các khoản BHXH, BHYT, CĐP, ĐP, TK141, ủng hộ 334(2) 338 9.258.000 Cộng: 25.109.000 Kèm chứng từ gốc Người ghi sổ (ký, họ và tên) Kế toán tổng hợp (ký, họ và tên) Kế toán trưởng (ký, họ và tên)

Chứng từ ghi sổ Số 19 TK334(1). Khối cơ quan quý IV. Ngày 30/1/2000

Số tài khoản

Số tiền Ghi chú

Nợ Có

- Lương phải trả CNV khối cơ quan

642 334(1) 106.989.00 0 - Khấu trừ lương các khoản BHYT, BHXH, CĐP, ĐP, TK 141, ủng hộ 334(1) 338 18.923.766 Cộng 90.578.234

Người ghi sổ Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng

Một phần của tài liệu Đề tài " HẠCH TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG Ở CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 874" ppt (Trang 71 - 75)