Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước

27

nghiên cứu về cơng tác chăm sóc ni dưỡng và phịng trị bệnh cho lợn nói chung và lợn nái nói riêng.

Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (2003) [4], trước khi đẻ lau, xoa vú và tắm cho nái. Cho con đẻ đầu tiên bú ngay sau 1h đẻ, cắt răng nanh lợn con. Chườm nước đá vào bầu vú để giảm sưng, giảm sốt. Tiêm kháng sinh: Penicillin 1,5 - 2 triệu đơn vị với 10ml nước cất tiêm quanh vú. Nếu nhiều vú bị viêm thì pha loãng liều thuốc trên với 20 ml nước cất, tiêm xung quanh các vú viêm. Tiêm trong 3 ngày liên tục.

Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [6], bệnh viêm đường sinh dục ở lợn chiếm tỷ lệ cao từ 30 - 50 %, trong đó viêm cơ quan bên ngồi ít, chiếm tỷ lệ 20 %, còn lại 80 % là viêm tử cung.

Viêm tử cung là một quá trình bệnh lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau đẻ. Quá trình viêm hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh sản ở gia súc cái. Trong quá trình mang thai lợn ăn nhiều chất dinh dưỡng, ít vận động hoặc bị nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như: bệnh xoắn khuẩn (Leptospirosis), bệnh sảy thai truyền nhiễm (Brucellosis) và một số bệnh truyền nhiễm khác làm cơ thể lợn nái yếu dần dẫn đến lợn sảy thai, đẻ non, thai chết lưu từ đó dẫn đến viêm tử cung (Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ, 2004) [11].

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [12], bệnh viêm tử cung do vi khuẩn

Streptococcus và Colibacillus nhiễm qua cuống rốn của lợn con sang lợn mẹ

do đẻ khó, sát nhau, sảy thai hay qua dụng cụ thụ tinh nhân tạo cứng gây sây sát tạo các ổ viêm nhiễm trong tử cung, âm đạo.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2007) [23], kết quả khảo sát tình hình mắc bệnh viêm tử cung trên 620 lợn nái ngoại nuôi tại một số trại tại vùng Bắc Bộ cho thấy: Tỷ lệ nhiễm viêm tử cung ở đàn lợn tương đối cao, biến động từ

36,57 % tới 61,07 %. Tỷ lệ mắc tập trung ở những lợn nái đẻ lứa đầu đến lứa thứ 8.

Chữa bệnh viêm tử cung bằng cách: sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao: streptomycin 0,25g, penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml và bổ sung VTM C (Smith B.B. và cs, 1995) [34].

Khi gây bệnh thực nghiệm trên chuột và lợn, vi khuẩn Actinobacillus

pleuropneumoniae và vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được có độc

lực cao đối với chuột bạch và lợn, đồng thời khẳng định vi khuẩn là một trong những ngun nhân chính gây bệnh đường hơ hấp ở lợn. Tác giả đã sử dụng kết quả này làm cơ sở cho việc lựa chọn chủng để chế autovắc xin phịng bệnh đường hơ hấp cho lợn do các vi khuẩn nêu trên gây ra. Mặt khác, còn cho biết vi khuẩn mẫn cảm cao với các loại kháng sinh rifampicin, ceftazidin, ciprofloxacin và khuyến cáo nên sử dụng các loại kháng sinh này để điều trị cho lợn mắc bệnh đường hô hấp.

Khi giám định một số đặc tính sinh vật học của Actinobacillus

pleuropneumoniae cũng khẳng định vi khuẩn bắt màu gram âm, gây dung

huyết mạnh, không di động, không mọc trên môi trường Macconkey, không sinh Indol, phản ứng catalase, oxidase cho kết quả thất thường, phản ứng Urease dương tính, lên men các loại đường maltose, mannitol, mannose, mylose, lên men thất thường các loại đường galactose, lactose, không lên men các loại đường: glucose, arabinose, sorbitol.

Trần Tiến Dũng và cs (2002) [6] cho biết, khi gia súc bị bệnh viêm tử cung ở thể viêm cơ, viêm tương mạc thì khơng nên tiến hành thụt rửa bằng các chất sát trùng với thể tích lớn. Vì khi bị tổn thương nặng, cơ tử cung co bóp yếu, các chất bẩn khơng được đẩy ra ngồi, lưu trong đó làm cho bệnh

29

nặng thêm. Tác giả đề nghị nên dùng oxytocin kết hợp PGF2α hoặc kết hợp với kháng sinh điều trị toàn thân và cục bộ.

2.3.2. Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài

Chăn ni lợn ở nước ngồi đã được quan tâm và phát triển từ lâu ở các nước châu Âu, họ có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm sinh lý của con lợn nái và các bệnh, cách trị bệnh trên con lợn nái sinh sản.

Theo Urban V.P. và cs (1983) [36], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E. coli, Staphylococcus

aureus, Streptococcus spp.

Theo Smith B.B. và cs (1995) [34], Taylor D.J. (1995) [35], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%, lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%, lợn nái cơ bản có những biến đổi bệnh lý: viêm vịi tử cung có mủ.

Theo Urban V.P. và cs (1983) [36], điều trị viêm vú trong thời kỳ cho sữa là một yếu tố cơ bản trong khống chế bệnh viêm vú. Nó phải được tiến hành sớm và đạt kết quả. Xác định nguyên nhân khơng chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà phải tính đến các chỉ tiêu chăn ni và có thể dựa vào các kết quả của phịng thí nghiệm. Sự hiểu biết đầy đủ các phương pháp điều trị, nhất là về dược lực học và dược độc học cho phép đáp ứng tốt hơn phương pháp điều trị.

Theo Smith B.B. và cs (1995) [34], chữa bệnh viêm tử cung bằng cách sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh vào màng treo cổ tử cung của lợn nái, điều trị viêm tử cung đạt hiệu quả cao. Streptomycin 0,25g, Penicillin 500.000 UI, dung dịch KMnO4 1% 40 ml + vitamin C.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng

Lợn nái sinh sản nuôi tại trang trại Nguyễn Văn Hiệp, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại Nguyễn Văn Hiệp, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian tiến hành: từ ngày 28/5/2020 đến ngày 28/11/2020.

3.3. Nội dung thực hiện

- Điều tra tình hình chăn ni tại trại Nguyễn Văn Hiệp, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng lợn nái sinh sản

- Phòng và trị một số bệnh cho lợn nái sinh sản

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện

- Tình hình chăn ni lợn tại trại Nguyễn Văn Hiệp, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm (2017 - 2019).

- Cơ cấu của đàn nái sinh sản tại trại.

- Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại.

- Biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

- Lịch tiêm phòng vắc xin cho đàn lợn nái tại trại.

- Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nái của trại

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh trên đàn lợn nái của trại

3.4.2. Phương pháp thực hiện

Để đánh giá tình hình chăn ni tại trại, chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản ký, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả điều tra thực tế

31

tại trang trại ở thời điểm thực tập. Trên cơ sở đó rút ra nhận xét, đánh giá về tình hình chăn ni tại trang trại.

Thực hiện theo quy trình chăm sóc, ni dưỡng của trại.

Thực hiện theo quy trình vệ sinh phịng bệnh và phác đồ điều trị bệnh của trại.

Bảng 3.1: Lịch khử trùng chuồng trại của trại lợn

Thứ 2 3 4 5 6 7 Chủ nhật 3.4.3. Phương pháp xử lí số liệu - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) =

- Tỷ lệ lợn khỏi: Tỷ lệ khỏi (%) =

- Tỷ lệ lợn con được thực hiện thao tác phẫu thuật:

Tỷ lệ thực hiện (%) =

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại lợn Nguyễn Văn Hiệp, huyện PhúBình, tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm gần đây Bình, tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm gần đây

Trong thời gian thực tập em đã tìm hiểu và thu thập được một số thơng tin về tình hình chăn ni lợn tại trại qua 3 năm từ (2018 - 2020) và được trình bày cụ thể trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn ni lợn tại trại lợn Nguyễn Văn Hiệp

xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên trong 3 năm (2018 - 2020)

STT Loại lợn

1 Lợn đực giống

2 Lợn nái sinh sản

3 Lợn con sinh ra

4 Lợn con cai sữa

5 Tỷ lệ nuôi sống %

(Nguồn: Bộ phận thống kê của trại Nguyễn Văn Hiệp)

Số liệu bảng 4.1 cho thấy: số lượng lợn của trang trại đang dần đi xuống. Tỷ lệ nuôi sống của lợn qua các năm đã giảm dần: năm 2018 là 94,12%, năm 2019 là 94,17% và năm 2020 giảm xuống 87,94%. Tổng số lượng con sinh ra của năm 2018 là 22213 con, năm 2019 là 15566 con và đến tháng 11 năm 2020 đạt 12538 con. Số lượng lợn con cai sữa của năm 2018 là 20907 con, năm 2019 là 14659 con và tháng 11 năm 2020 đạt 11026 con.

34

4.2. Thực hiện quy trình chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn nái sinh sản

4.2.1. Kết quả thực hiện quy trình ni dưỡng và chăm sóc đàn lợn

Trong q trình thực tập, em đã được kỹ thuật trại hướng dẫn về q trình chăm sóc cho đàn lợn nái ni tại trại. Trong đó có q trình điều chỉnh lượng thức ăn cho lợn nái từng giai đoạn khác nhau và được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Khẩu phần ăn cho đàn lợn tại trại

Đối tượng

Lợn nái mang thai

Lợn nái nuôi con 28 ngày

Lợn nái chờ phối Lợn con theo mẹ

* Đối với lợn nái nuôi con được cho ăn thức ăn loại 967 và được điều chỉnh như sau:

- Trước ngày đẻ dự kiến 4 ngày thực hiện giảm thức ăn từ từ ,mỗi ngày giảm 0,5 kg.

35

Nếu nái nuôi con quá gầy hoặc ni nhiều con có thể cho ăn tăng lên so với những con khác.

* Chăm sóc lợn nái trước khi đẻ:

- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

- Tắm sát trùng cho lợn nái.

- Cung cấp nước đầy đủ cho lợn nái.

- Điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng từ 25 - 28 ºC là thích hợp nhất.

4.2.2. Kết quả theo dõi khả năng sinh sản của lợn nái nuôi tại trại

Trong thời gian thực tập, em đã trực tiếp chăm sóc cho đàn nái đẻ được chuyển từ chuồng nái chửa lên. Trong thời gian này, em được trực tiếp theo dõi, chăm sóc đàn lợn nái sinh sản. Kết quả theo dõi được trình bày ở các bảng sau.

Bảng 4.3. Số lượng lợn trực tiếp chăm sóc ni dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập Tháng 6 7 8 9 10 11 Tổng

Số liệu bảng 4.2. cho thấy, số lượng lợn nái và số lượng lợn con mà em trực tiếp chăm sóc trong 6 tháng là 322 con, đây là những lợn nái chửa ở giai đoạn cuối 100 - 114 ngày, đã được chuyển lên chuồng nái đẻ để chờ đẻ và tập làm quen với chuồng đẻ. Khi lợn chuyển lên chuồng đẻ thì thẻ nái được gắn vào mỗi bảng cám đầu ô chuồng, ghi ngày đẻ dự kiến, ghi bảng cám để tiện cho ăn và chuẩn bị đỡ đẻ.

Trong q trình ni dưỡng từ sau khi đẻ đến 21 ngày số lượng lợn con cai sữa ở tháng 6 và tháng 7 khá cao. Từ tháng 8 đến tháng 11 số lượng lợn con cai sữa giảm dần. Tại trại, trong 6 tháng theo dõi em thấy lợn con có tỉ lệ sống cao nhất là 93,19% vào tháng 6 và thấp nhất là 79,78% vào tháng 10, vì tháng 10 có sự thay đổi cơng nhân, người mới chưa quen việc, nhiều lợn con sinh ra quá yếu và còi, thời tiết thay đổi nên ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn lợn con. Để có tỷ lệ lợn con sống đến cai sữa cao phải chú ý chăm sóc, ni dưỡng tốt, nếu nhiệt độ mơi trường thấp phải đưa lợn con vào ô úm, không nên để chuồng và sàn chuồng ẩm ướt để tránh lợn con bị tiêu chảy. Nên cho lợn con tập ăn sớm lúc 4 ngày tuổi để tăng khả năng tăng trọng của lợn. Phải tạo mọi điều kiện thích hợp, tối ưu nhất để lợn con có khả năng phát triển tốt nhất. Vì vậy, trong q trình ni dưỡng cần đảm bảo số lượng công nhân trong dãy chuồng đang đẻ để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè, đó là 2 người trên 1 dãy chuồng khoảng 60 nái đang đẻ. Trong quá trình đỡ đẻ, thiến, mổ hecni phải đảm bảo sát trùng đúng kỹ thuật. Tuân thủ đúng yêu cầu trên thì chúng ta có thể hạn chế được tỷ lệ lợn con chết, đảm bảo số lượng lợn con xuất bán cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn ni.

Khi chăm sóc lợn nái bầu giai đoạn 1 tuần trước khi đẻ phải chú ý về khẩu phần ăn của từng con lợn, khi tra cám lợn phải nhìn vào bảng cám của từng con, nếu cho ăn quá nhiều hoặc quá ít đều ảnh hưởng tới bào thai.

37

Hàng ngày, ngồi các cơng việc trên, em còn tham gia vào vệ sinh chuồng trại, sát trùng chuồng nuôi với các công việc cụ thể như sau: rắc vôi ở đường đi và hai bên hành lang để tiêu diệt mầm bệnh, vi khuẩn. Vệ sinh máng ăn: khi lau máng ăn của lợn mẹ phải chú ý vét hết cám thừa, lau thật sạch để tránh cám thừa còn trên máng bị thiu, mốc, con mẹ ăn phải sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nếu lợn bầu ăn phải thức ăn mốc, ôi thiu dễ bị sảy thai. Cần quét hành lang hàng ngày để giữ chuồng trại sạch sẽ hơn, xả nước vôi vào gầm để tránh mùi hôi bốc lên và mầm bệnh xâm nhập.

4.2.3. Thực hiện chăm sóc, ni dưỡng lợn con

Trong thời gian thực tập tại trại, em vừa tham gia chăm sóc, ni dưỡng đàn lợn nái vừa được học và làm một số các thao tác trên lợn con như đỡ lợn đẻ, mài nanh, thiến lợn đực.

* Đỡ đẻ lợn con: Kỹ thuật đỡ đẻ cho lợn con được em thực hiện như sau:

- Sau khi lợn mẹ đẻ, lấy lợn con từ trong chuồng ra.

- Vuốt hết dịch vùng đầu và mặt; vỗ nhẹ vào thân để kích thích hơ hấp.

- Vuốt hết màng bọc và nhớt ở phần thân và chân lợn; dùng khăn lau khô người lợn đồng thời rắc bột lăn để lợn con nhanh khô và ấm cơ thể .

- Cho lợn con vào lồng úm tº = 33 - 35ºC

- Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú.

- Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú.

* Thao tác mài nanh, cắt đuôi và tiêm chế phẩm Dufamox cho lợn con: Lợn con sau khi bú mẹ sức khỏe tốt hơn, cứng cáp hơn sẽ được tiến hành mài nanh, cắt đuôi, tiêm chế phẩm Dufamox với liều lượng 0,2 ml/con.

* Thiến lợn đực: Đối với lợn đực nuôi thịt ta cần thiến càng sớm càng tốt. Thông thường trong chăn nuôi lợn nái sinh sản người ta thường thiến lợn

vào 7 - 10 ngày tuổi. Nhưng thực tế trại thực hiện thiến lợn đực vào ngày thứ 5 sau khi sinh.

Trước khi thiến lợn đực cần chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bơng gịn, khăn vải sạch, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh Dufamox (hoặc Pendistrep L.A.), chế phẩm Iron Dextran 20% Plus, thuốc cầu trùng polycoc sol.

Thao tác: Đầu tiên là tiêm cho lợn con 0,2ml/con kháng sinh Dufamox

Một phần của tài liệu Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại lợn nguyễn văn hiệp xã tân kim, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w