- Phóng sự phản ánh sự việc, sự kiện, con người với những việc làm và hành động của họ trong quá trình phát sinh, phát triển
2. Các thể loại phóng sự
2.2.2. Phóng sự chân dung
Đây là dạng phóng sự giao thoa, kết hợp với thể loại ký chân dung
Thể loại này có nhiệm vụ phản ánh về những con người tiêu biểu (cho cái tốt hoặc cái xấu) trong đời sống. Con người trong dạng phóng sự này có thể là cá nhân nhưng cũng có thể là một tập thể
Phóng sự chân dung là sự kết hợp những ưu thế của phóng sự báo chí và thể loại ký chân dung, trong đó tính chất ký chân dung được thể hiện ở việc lấy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh, còn những đặc điểm của phóng sự cũng được bộc lộ rõ nhất ở những yếu tố hình thức và trong cách thức tái hiện những chân dung đó
Phóng sự chân dung có thể phản ánh cả chân dung cá nhân và chân dung tập thể. Bao giờ nó cũng tìm đến những chi tiết, sự kiện khi con người - nhân vật của tác phẩm - trong một bối cảnh điển hình nào đó để tự thân các chi tiết sự kiện ý bộc lộ tính cách tiêu biểu của nhân vật
https://nhandantv.vn/l-2235-ps-co-giao-nga-het-long-vi-nguoi-khuyet-tatmp4ok- d157989.htm
2.2.3. Dạng phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự
Trong quá trình vận động và phát triển, cuộc sống luôn xảy ra hàng loạt những sự việc, sự kiện với những tính chất và tầm quan trọng khác nhau... Trong đó, một số sự kiện có thể trở thành đề tài cho phóng sự báo chí
Những sự kiện được chọn để thể hiện trong một bài phóng sự thường phải đáp ứng được một số yêu cầu như: Có cấp độ điển hình cao; đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự; chứa đựng mâu thuẫn hoặc những câu hỏi cần được làm sáng tỏ; gợi lên những vấn đề mà công chúng quan tâm.
Tác phẩm phóng sự sự kiện phải bám sát hiện thực đời sống để phản ánh sự kiện trong toàn bộ quá trình phát sinh, phát triển của nó. Nhiệm vụ chủ yếu của một phóng sự sự kiện là diễn tả một cách sinh động quang cảnh, hiện trạng của sự kiện trong toàn bộ dáng về có thực của nó. Đôi khi, tác phẩm phóng sự sự kiện còn có thể đề cập nguyên nhân và nêu lên những vấn đề đặt ra sau sự kiện được phản ánh trong tác phẩm. Điều đáng chú ý là trong dạng phóng sự này, một số yếu tố thuộc về hình thức thể hiện của thể loại của phóng sự nói chung (như ngôn từ, ngữ điệu, bút pháp, đòi hỏi giàu hình ảnh, đậm chất văn học hơn) có phần bị hạn chế, không thực sự sinh động như trong các dạng phóng sự khác
Ví dụ: PHẬN NGHÈO 'CÀY TẾT': Ấm lòng Tết xa nhà https://tienphong.vn/am-long-tet-xa-nha- post1409704.tpo