Ngôn ngữ trong phóng sự

Một phần của tài liệu Phân tích về việc sử dụng thể loại điều tra báo chí (Trang 42 - 46)

1. Ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu để biểu hiện chủ đề tư tưởng của một bài phóng sự

Trong phóng sự, người viết có thể sử dụng ngôn ngữ ở nhiều góc độ khác nhau để biểu đạt nội dung ngay cả tiếng địa phương hoặc từ ngữ cổ cũng như các thuật ngữ khoa học, nhưng không vì thế mà tác giả sử dụng tuỳ tiện, thiếu chọn lọc, làm đảo lộn qui luật ngữ pháp của ngôn ngữ hoặc làm lu mờ mất phong cách dân tộc.

Việc sử dụng ngôn ngữ phóng sự cần chú ý mấy vấn đề sau:

+ Người viết phải có kiến thức và sự am hiểu nhất định về lĩnh vực, đề tài mình đang thể hiện, ví dụ: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội; qua cuộc sống thực tế tìm tòi, tích luỹ kinh nghiệm để biểu hiện sao cho công chúng hiểu được sự thật, đồng thời cảm thụ sâu sắc tĩnh tư tưởng của tác phẩm phóng sự.

+ Mục đích của phóng sự là cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang theo dõi. Vì thế, người viết phóng sự cần biết sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào nội tâm của nhân vật để nâng tầm cao của tác phẩm.

2. Các thành phần trong ngôn ngữ phóng sự

2.1.Ngôn ngữ tác giả

Ngôn ngữ tác giả thể hiện qua lời bình, qua sự sắp xếp bố cục phóng sự, qua chau chuốt các hình ảnh, chuỗi câu hình… thể hiện dụng ý, ý chí chủ quan của tác giả bám sát dòng sự kiện.

Trong phóng sự, cái tôi - tác giả là người dẫn chuyện, người trình bày, lý giải; người khấu nối những dữ kiện mà tác phẩm để cập với công chúng tiếp nhận luôn luôn có cảm giác tác giả có mặt trong từng chi tiết nhỏ nhất của tác phẩm.

+ Khi trình bày và thẩm định hiện thực, cái tôi trần thuật - tác giả của phóng sự mặc dù luôn tỏ ra khách quan với công chúng tiếp nhận và khách

quan, bình đẳng ngay cả với hiện thực mà nó phản ánh nhưng phải tạo được sự đồng cảm với cái ta - công chúng tiếp nhận. Để làm được điều đó, tác giả phải dũng cảm chỉ ra sự thật, bênh vực sự thật và sự thật đó phải phù hợp với những lợi ích của đất nước, cộng đồng.

+ Ở khía cạnh khác, cái tôi trần thuật còn góp phần tạo ra giọng điệu của tác phẩm. Xuất phát từ đối tượng mà tác phẩm đề cập, giọng điệu trong phóng sự rất sinh động. Có khi nghiêm túc, lý lẽ, hài hước, châm biếm và có khi lại tràn đầy cảm xúc. Giọng điệu phong phú cùng với nghệ thuật dẫn chuyện, trình bày chi tiết và xây dựng lý lẽ, nghệ thuật miêu tả, đặc tả khác phác hoạ chân dung... khiến cho phóng sự có đầy đủ khả năng phản ánh hiện thực trong nhiều tình huống khác nhau.

* Tuy nhiên, cần lưu ý: Không sa đà vào ngôn ngữ tác giả, tác giả không bày tỏ tình cảm lấn át sự thật cuộc sống. Tuân thủ nguyên tắc bày tỏ tình cảm cá nhân trên tấm phông nền của sự thật lịch sử.

2.2.Ngôn ngữ sự kiện

Ngôn ngữ sự kiện là ngôn ngữ bám sát sự kiện có thật và nguyên dạng để phản ánh, là ngôn ngữ rất cụ thể khách quan. (khác vs ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật), luôn đc nhìn nhận trong quá trình vận động của sự kiện.

Ngôn ngữ sự kiện là yếu tố không thể thiếu. Khu biệt phóng sự với kí sự. Ngôn ngữ sự kiện phải vận dụng khéo léo. lựa chọn ngôn ngữ sự kiện để thể hiện ý muốn chủ quan của người viết. mà vẫn đảm bảo nguyên tắc của báo chí.

2.3.Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật: bao gồm lời nói của nhân vật, hành động cử chỉ nhân vật, ánh mắt nét mặt lời nói đc ghi lại… là một thành phần không thể thiếu đối với phóng sự. Trung tâm hiện thực chính là con người. Hình ảnh và tiếng nói của nhân vật, nhân chứng và những người tham gia sự kiện làm cho phóng sự thêm phần khách quan, chân thật.

Trong phóng sự , ngôn ngữ nhân vật thường được xuất hiện xen kẽ với cái tôi trần thuật của tác giả Ngôn ngữ nhân vật được tác giả vận dụng vào những trường hợp như khi cần nhấn mạnh hay khẳng định một cách khách quan về sự kiện chung hay từng chi tiết có ý nghĩa quan trọng đối với chủ đề bài viết Có khi thay lời tác giả nói chuyện , tâm sự với công chúng làm cho sự kiện hoặc nhân vật tiếp xúc với bạn đọc một cách tự nhiên , gần gũi hơn .

* Tuy nhiên, cần lưu ý tôn trọng ngôn ngữ của nhân vật vì ngôn ngữ nhân vật là yếu tố nhân chứng của phóng sự, mang yếu tố con người

Một phần của tài liệu Phân tích về việc sử dụng thể loại điều tra báo chí (Trang 42 - 46)