Bố cục bằng cách đưa đỉnh cao của một số sự kiện lên trên: theo mô hình tam giác lộn ngược, thường được vận dụng để phản ánh những trường hợp sự kiện xảy ra

Một phần của tài liệu Phân tích về việc sử dụng thể loại điều tra báo chí (Trang 37 - 38)

giác lộn ngược, thường được vận dụng để phản ánh những trường hợp sự kiện xảy ra đột xuất

hoặc những trường hợp đặc sắc mà tin tức đã phản ánh nhưng chưa giải đáp những mâu thuẫn cụ thể trong quá trình vận động và những biện pháp giải quyết hữu hiệu.

Ở bố cục này tác giả thường rút lên đầu kết cục của sự kiện hoặc bằng tài liệu cụ thể đưa ra kết luận, nhận định, đánh giá về toàn cục của một sự kiện nào đó một cách khái quát nổi bật sau đó sẽ trình bày lần lượt những biến cố chọn lọc để minh họa, sự kiện có thể xuất hiện với bạn đọc theo trình tự thời gian diễn biến hoặc xuất hiện thành từng đề mục.

Cần chú ý khi sử dụng loại hình bố cục này, phóng sự phải cố gắng làm sao cho các biến cố hoặc các đoạn trong bài xuất hiện như các đợt sóng, tạo cho người đọc không ngừng chăm chú theo dõi hết phần này đến phần khác, nếu không bố cục này coi như thất bại vì đỉnh cao hai điểm chất của nó đã đưa ở phần đầu.

Sơ đồ:

VD: Phóng sự “Khối thuốc nổ một tấn trên đồi A1: Chuyện giờ mới kể” của báo Tiền Phong. Bài phóng sự đã mở đầu bằng hình ảnh chiến trường xưa Điện Biên Phủ và di tích đồi A1 ngày nay đã thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan. Từ đó, tác giả lội ngược dòng về quá khứ, về những mốc thời gian trong năm tháng chiến tranh gắn liền với di tích hào hùng này.

Link:https://tienphong.vn/khoi-thuoc-no-mot-tan-tren-doi-a1-chuyen-gio-moi-ke- post1436398.tpo

Một phần của tài liệu Phân tích về việc sử dụng thể loại điều tra báo chí (Trang 37 - 38)