1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành 2. Trang thiết bị máy móc: Máy tính, Projector
3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: -Bộ đồ nghề cơ khí cầm tay.
-Bộ đồ nghề điện cầm tay gồm: -Pan me.
-Máy quấn dây chỉ thị số. -Khoan điện; Mỏ hàn điện.
-Kìm điện các loại: kìm B (kìm răng), kìm nhọn, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm bấm cốt.
-Tuốc-nơ-vít các loại (dẹp, bake): từ 2mm đến 6mm. -Cưa, bào, búa cao su...
-Các loại máy đo (AC & DC): ampe kế, volt kế, Ohm kế, watt kế, tần số kế, Cosϕ kế, điện kế 1pha, 3 pha,
-Động cơ một pha và ba pha các loại. -Máy biến áp.
-Nguồn AC 1 pha, 3 pha. 4. Các điều kiện khác:
V. Nội dung và phương pháp đánh giá:
- Về kiến thức: + Nhớ các kí hiệu thông dụng trong sơ đồ mạch điện và cách sử dụng các dụng cụ đồ nghề thi công lắp đặt mạch điện, nhận dạng các loại đồng hồ vạn năng dạng kim hoặc số.
+ Nhớ và nhận dạng được các loại sơ đồ mạch điện thông dụng. + Phân loại được các thiết bị lắp đặt.
- Về kỹ năng:
+ Lựa chọn và bố trí thiết bị đúng và hợp lý
+ Liệt kê được các thiết bị cần thiết cho một mạch điện cần đấu nối. + Đọc được sơ đồ và nối dây theo sơ đồ mạch điện thông dụng. + Tính toán được khối lượng vật tư cần lắp đặt.
+ Phán đoán và khắc phục được các sự cố xảy ra trong mạch động lực và mạch điện điều khiển.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng nội quy của Nhà trường, quy định liên quan của môn học; Xác lập thái độ học tập tích cực, tham gia đầy đủ các bài thực hành. Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Thực hiện các biện pháp an toàn-vệ sinh lao động.
2. Phương pháp: Áp dụng hình thức kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết với thực hành.