NGÀNH Y TẾ:

Một phần của tài liệu 2020-BIA-_637326739904086280 (Trang 29)

tạo những bước đột phá trong công tác quản lý, khám chữa bệnh cũng như đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số, xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng dành một nguồn lực tài chính đáng kể để đầu tư cho lĩnh vực y tế nói chung và

hoạt động ứng dụng CNTT nói riêng. Theo Bộ Tài chính, giai đoạn 2008- 2019, tốc độ tăng chi từ ngân sách nhà nước cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách nhà nước và đạt khoảng 7-8% tổng chi ngân sách. Trong gần chục năm qua, ngoài việc đẩy mạnh xã hội hóa, hợp tác công tư, thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển y tế, Chính phủ cũng đã đầu tư hơn 56 nghìn tỷ đồng từ trái phiếu Chính phủ và gần 400 triệu USD từ nguồn ODA để xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT cho trên 760 bệnh viện từ tuyến huyện đến tuyến trung ương, khoảng 110 phòng khám đa khoa khu vực và hơn 2.000 trạm y tế trên cả nước. Nhờ đó, ngành y tế Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên hành trình chuyển đổi số với nhiều kết quả nổi bật trong ứng dụng CNTT.

Theo Bộ Y tế, tính đến cuối năm 2018, 100% bệnh viện trên cả nước đã có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, triển khai phần mềm truyền tải và lưu trữ hình ảnh (PACS). 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh tại

NGÀNH Y TẾ:

Một phần của tài liệu 2020-BIA-_637326739904086280 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)