QUỐC TẾ
Nhật Bản (12,5%) và EU-28 (8,7%). Tuy nhiên, sau hơn 10 năm đẩy mạnh quan hệ hợp tác, năm 2018 Trung Quốc đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của khu vực ASEAN với thị phần lên tới 13,9%, vượt qua Mỹ và EU-28 có cùng tỷ trọng 11,2%; Nhật Bản là 7,9%.
Hình 1: Tỷ trọng các thị trường xuất khẩu của ASEAN, giai đoạn 2005-2018
Đơn vị tính: %
Nguồn: Ban Thư ký ASEAN
Không những vậy, Trung Quốc đồng thời còn là thị trường có lượng hàng hóa xuất khẩu vào ASEAN cao nhất. Năm 2018, tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu vào ASEAN từ thị trường Trung Quốc lên tới 20,5%, cao hơn gấp 4 lần tỷ trọng 5,4% của năm 2005 và cao hơn nhiều so với các thị trường EU-28 (9,2%), Nhật Bản (8,4%) và Hoa Kỳ (7,4%).
Hình 2: Tỷ trọng các thị trường nhập khẩu của ASEAN, giai đoạn 2005-2018
Đơn vị tính: %
Nguồn: Ban Thư ký ASEAN
Ở chiều ngược lại, ASEAN cũng dần trở thành đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong năm 2019, ASEAN đã liên tục giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc (sau EU) với thị phần
thương mại lên mức 14%, mức cao nhất kể từ khi thống kê vào năm 1992 và tăng trưởng kim ngạch thương mại song phương luôn ở mức cao. Trong khi đó, thị phần của Mỹ chỉ là 11,8%, thị phần thương mại giữa Nhật bản và Trung Quốc cũng có chiều hướng giảm.
Bước sang năm 2020, mặc dù phải gồng mình chống lại dịch bệnh Covid-19 song quan hệ thương mại giữa hai bên đã được nâng lên cả về quy mô và chất lượng. Trong 2 tháng đầu năm nay, ASEAN đã vượt EU trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc với tổng giá trị thương mại song phương là 594 tỷ NDT (tương đương 84,8 tỷ USD), tăng 2% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 14,4% trong tổng số giá trị ngoại thương của Trung Quốc. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ Trung Quốc sang ASEAN là 309 tỷ NDT; kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN đạt 285 tỷ NDT; xuất siêu 24 tỷ NDT.
Không chỉ đạt được kết quả đáng ghi nhận trong thương mại hàng hóa, hai bên còn không ngừng đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Theo thông tin từ cuộc họp lần thứ 9 Hội đồng chung của Trung tâm ASEAN - Trung Quốc (ACC) diễn ra ở Trung Quốc vào tháng 12/2019, trong năm vừa qua, hai bên đã triển khai thành công hơn 180 hoạt động thuộc 23 dự án trọng điểm nhằm xúc tiến và quảng bá tiềm năng, cơ hội hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối, du lịch, giao lưu văn hoá, giáo dục giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Đến nay, vốn đầu tư của các công ty Trung Quốc vào thị trường ASEAN đạt trên 100 tỷ USD, có 25 khu hợp tác kinh tế và thương mại đã được thành lập.
Hiện Trung Quốc và ASEAN đang tiếp tục nỗ lực hợp tác thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế xanh và mở rộng khai thác bền vững tài nguyên biển. Năm 2020 cũng là năm hợp tác kinh tế kỹ thuật số ASEAN-Trung Quốc, tập trung phát triển các lĩnh vực như mạng 5G, thương mại điện tử, sáng tạo khoa học-kỹ thuật, thành phố thông minh. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn cam kết hợp tác tích cực với ASEAN và các bên khác để thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) như dự kiến vào cuối năm nay. Theo đó, các quốc gia đàm phán đang thúc đẩy việc rà soát pháp lý văn bản hiệp định và xử lý các vấn đề liên quan khác theo kế hoạch làm việc đã được thống nhất, chuẩn bị văn bản cuối cùng để các nước ký kết. Chắc chắn rằng, một loạt các kế hoạch trên sẽ đưa quan hệ hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc lên một tầm cao mới./.