Phát triển khách hàng, marketing, quảng bá sản phẩm, theo hướng

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 98 - 119)

cao hiệu quả cung ứng, bán chéo SPDV.

Lượng khách hàng vay vốn và gửi tiết kiệm của Agribank là rất lớn vì vậy Agribank có thể mở rộng marketing, quảng bá dịch vụ trên nền khách hàng này, gắn tăng trưởng huy động vốn, tín dụng với phát triển SPDV; xây dựng chính sách nhằm khuyến khích cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức đang sử dụng dịch vụ vay hoặc gửi tiết kiệm đẩy mạnh thanh toán các hóa đơn định kỳ (điện, nước, viễn thông, học phí, viện phí, dịch vụ công…) bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; Xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh trả lương cho người lao động và thanh toán hàng hóa dịch vụ qua tài khoản, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua ngân hàng từ đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các SPDV Agribank tại khu vực đô thị và giữ vững thị phần, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng của khách hàng tại khu vực nông thôn.

Agribank phải thực hiện các chiến lược tiếp thị, truyền thông SPDV hiệu quả, kết hợp với quảng bá rộng rãi thương hiệu Agribank; Xây dựng và triển khai kế hoạch khuyến mại cho từng giai đoạn trong năm, ưu tiên ngân sách và xây dựng chương trình marketing, truỵền thông đồng bộ, toàn diện; đẩy mạnh thực hiện các chương trình khuyến mại cũ và đưa ra nhiều hơn những chương trình khuyến mại mới (Nhân dịp sinh nhật Agribank; thi đua phát triển dịch vụ E-Mobile Banking

dành cho chi nhánh, cán bộ; Khuyến mại khách hàng là học sinh cấp III; Khách hàng mở tài khoản mới, Agribank đồng hành cũng Tân sinh viên, khuyến mại dịch vụ E-Mobile Banking, chương trình tích lũy điểm cho khách hàng; Khuyến mại khách hàng nhân dịp Tết Nguyên đán), cùng với đó kết hợp chương trình thi đua doanh số cho cán bộ, người lao động trong toàn hệ thống theo hướng tổ chức theo định kỳ, chú trọng vào việc tiếp thị khách hàng mở TKTT, sử dụng dịch vụ Agribank; Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông nhằm cung cấp cho khách hàng thông tin về lợi ích, chi phí, rủi ro và việc quản lý, sử dụng sản phẩm và dịch vụ hiệu quả, đồng thời công khai quy trình xử lý khiếu nại, tranh chấp cho mọi đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ. Mở chuyên mục, cập nhật thông tin về mở và sử dụng dịch vụ TKTT, SPDV Agribank, tài chính toàn diện trên website Agribank nhằm cung cấp thông tin chính thức đến khách hàng. Cập nhật, chỉnh sửa nội dung và cung cấp thông tin đăng tải, quảng bá SPDV, hạn mức phí dịch vụ... trên các kênh tiếp thị. Vận hành hệ thống Contact Center ổn định giải quyết kịp thời các khiếu nại, thắc mắc, góp ý của khách hàng.

Với lợi thế mạng lưới của mình, Agribank có thể tăng cường thu hút khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ của mình bằng cách tư vấn khách hàng sử dụng dịch vụ theo các nhóm dịch vụ như mở tài khoản TGTT, thẻ E-banking, thanh toán hóa đơn và các dịch vụ khác. Phát triển dịch vụ đi kèm với phát triển tín dụng, huy động vốn đặc biệt các khu vực nông nghiệp, nông thôn, khách hàng hộ gia đình, cá nhân. Khai thác hiệu quả các hợp tác toàn diện, tăng tỷ lệ khách hàng doanh nghiệp vay vốn sử dụng các dịch vụ thanh toán trong nước, TTQT, KDNT của Agribank. Xây dựng chính sách khách hàng để phát triển khách hàng doanh nghiệp, thu hút khách hàng xuất nhập khẩu, FDI. Kết hợp nhóm SPDV để phục vụ nhu cầu nhóm doanh nghiệp/ngành nghề: Ngân hàng- Chủ đâu tư- Khách hàng. Agribank nên tập trung phát triển vào thị trường nông nghiệp, nông thôn, nghiên cứu các chính sách ưu đãi phù hợp, xây dựng và triển khai Đề án phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường này.

Agribank nên thực hiện rà soát đánh giá chất lượng dịch vụ, kiến nghị, giải đáp thắc mắc của khách hàng, kịp thời chỉnh sửa, bổ sung quy trình nghiệp vụ sản phẩm. Đặc biệt đối với nhóm SPDV ngân hàng điện tử, đề kịp thời hỗ trợ vướng mắc của khách hàng, giảm bức xúc, phản ánh không tích cực về chất lượng dịch vụ và thương hiệu Agribank. Trên cơ sở Quy định về tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống Agribank, Agribank cần đánh giá, phân loại lại khách hàng, xây dựng các chương trình khách hàng thân thiết, chính sách chăm sóc cho các khách hàng riêng biệt theo từng phân khúc; đối với mảng dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối có nguồn thu còn thấp, Agribnk sẽ xây dựng các chương trình khuyến khích phát triển khách hàng xuất khẩu để thu hút nguồn ngoại tệ, triển khai các chương trình khuyến khích cho vay xuất khẩu, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích khách hàng nhập khẩu.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các NHTM đang chạy đua với công cuộc chuyển đổi thành Ngân hàng số và có xu hướng chuyển dịch cơ cấu nguồn thu của mình sang nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng do nguồn thu này có tính ổn định, chắc chắn và ít rủi ro. Vì vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) thời gian tới đây cần đẩy mạnh các biện pháp nhằm gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng đồng thời chuyển đổi mô hình theo hướng mô hình Ngân hàng số để bắt kịp xu hướng của thời đại và tăng vị thế cạnh tranh với các ngân hàng khác.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, bài luận văn đã hoàn thành nội dung cơ bản sau:

Một là, luận văn đã nêu lên vấn đề chung như khái niệm, đặc điểm, các loại hình dịch vụ phi tín dụng; phân loại các nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng và các biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng.

Hai là, luận văn nêu lên thực trạng kết quả nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng cũng như phân tích các biện pháp gia tăng nguồn thu này đang được áp dụng tại Agribank từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá.

Ba là, trên cơ sở phân tích thực tiễn các biện pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng đang được áp dụng tại Agribank, đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện khả năng thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Agribank bao gồm: Một số giải pháp chính: Hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách; nâng cao chất lượng SPDV; phát triển hệ thống kênh phân phối SPDV và một số giải pháp hỗ trợ: cải thiện hệ thống thông tin; đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng bá sản phẩm; nâng cao trình độ cán bộ nhân viên.

Các giải pháp được đưa ra dựa trên nghiên cứu thực tiễn tình hình thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung nên đều mang tính thực tế cao. Việc áp dụng các giải pháp này

sẽ góp phần gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đồng thời nâng cao được vị thế của ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Đào Lê Kiều Oanh và Phạm Anh Thủy, Vai trò phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam, Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 6, 2012, trang 41-45 2. David W.Pearce, Từ điển kinh tế học hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1999

3. Diệp Bình, TOP 10 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất nửa đầu năm 2021, năm 2021, tại địa chỉ: https://vietnambiz.vn/top-10-ngan-hang-co-tong-tai-san-lon-nhat- nua-dau-nam-2021-20210805172732663.htm, truy cập ngày 22/01/2021

4. Đỗ Thị Kim Nữ, Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017.

5. Edward W.Reed – Edward K.Gill, Ngân hàng thương mại, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh 1993.

6. Lê Thị Kim Loan, Giải pháp gia tăng tỷ trọng thu phí dịch vụ ở các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh năm 2008.

7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo chuyên đề SPDV năm 2020, Hà Nội 2021.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo chuyên đề SPDV năm 2019, Hà Nội 2020.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo chuyên đề SPDV năm 2018, Hà Nội 2019

10. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo tổng kết chuyên đề dịch vụ thanh toán và kiều hối năm 2020, Hà Nội 2021.

11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Báo cáo tổng kết chuyên đề định chế tài chính năm 2020, Hà Nội 2021.

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, AGRIBANK: 30 năm đồng hành cùng “Tam nông”, lớn mạnh cùng đất nước, năm 2019, tại địa chỉ:

http://www.agribank.com.vn/101/782/gioi-thieu/thong-tin-chung.aspx truy cập ngày

25/10/2021.

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Agribank – Ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, năm 2021, tại địa chỉ:

https://www.agribank.com.vn/vn/ve-agribank/gioi-thieu-agribank truy cập ngày

26/10/2021.

14. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2020, Hà Nội 2021.

15. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2019, Hà Nội 2020.

16. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2018, Hà Nội 2019

17. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo của Ban điều hành về kết quả hoạt động kinh doanh 2020 và định hướng năm 2021, Hà Nội 2021.

18. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo của Ban điều hành về kết quả hoạt động kinh doanh 2019 và định hướng năm 2020, Hà Nội 2020

19. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo của Ban điều hành về kết quả hoạt động kinh doanh 2018 và định hướng năm 2019, Hà Nội 2019

20. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2020, Hà Nội 2021.

21. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2019, Hà Nội 2020.

22. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2018, Hà Nội 2019.

23. Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Báo cáo về hoạt động năm 2020, kế hoạch năm 2021, Hà Nội 2021.

24. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Báo cáo tài chính năm 2020, Hà Nội 2021.

25. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Báo cáo tài chính năm 2019, Hà Nội 2020.

26. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Báo cáo tài chính năm 2018, Hà Nội 2019.

27. Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội, Báo cáo của Ban điều hành về kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 và kế hoạch năm 2021, Hà Nội 2021.

28. Nguyễn Thị Nguyệt Loan, Giải pháp phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM Việt Nam năm 2018, tại địa chỉ: http://dainam.edu.vn/vi/tin-tuc/giai-phap- phat-trien-dich-vu-phi-tin-dung-tai-cac-ngan-hang-tmvn.

29. Nguyễn Thị Phương Lan và Phan Thị Linh, Để phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các NHTM. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 17, 2013, trang 21-23

30. Trịnh Thị Minh Triết, Giải pháp gia tăng nguồn thu phí dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh năm 2016.

31. Vũ Văn Thực, Phát triển SPDV phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tạp chí khoa học công nghệ và thực phẩm số 05/2015, tr.37 - tr.48.

TIẾNG ANH

32. Ahmed Imran Hunjra, Qasim Zureigat, Tahar Tayachi & Rashid Mehmood,

Impact of non-interest income and revenue concentration on bank risk in South Asia, Banks and Bank Systems, Vol. 15, 2020, trang 15-25.

33. Joseph G. Haubrich, Tristan Young, Trends in the Noninterest Income of Banks, năm 2019, https://www.clevelandfed.org/newsroom-and-events/publications/economic- commentary/2019-economic-commentaries/ec-201914-trends-in-the-noninterest- income-of-banks.aspx truy cập ngày 03/05/2022

34. Lee, Yang, & Chang, Non-interest income, profitability, and risk in banking industry: A cross-country analysis, The North American Journal of Economics and Finance, Elsevier, Vol. 27, 2014, trang 48-67.

35. Li Li, Yu Zhang, Are there diversification benefits of increasing non interest income in the Chinese banking industry?, Journal of Empirical Finance, Vol. 24, 2013, trang 151–165.

36. Matthias Kohler, Does non-interest income make banks more risky? Retail- versus investment-oriented banks, Review of Financial Economics, Vol.23, 2014, trang 182–193.

37. Rosie, Christos, Geoffrey, Non-interest income and total income stability, Bank of England working papers 198, 2003.

38. Thomas P.Fitch, Dictionary of Banking Terms, Barron’s Business guides, fifth edition, 1997.

Một phần của tài liệu Giải pháp gia tăng nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank). (Trang 98 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w