Thực trạng trong dạy và học chương “dòng điện trong các môi trường” ở một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương dòng điện trong các môi trường theo quan điểm giáo dục stem cho học sinh trung học phổ thông miền núi​ (Trang 38 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng trong dạy và học chương “dòng điện trong các môi trường” ở một

một số trường THPT miền núi tỉnh Thái Nguyên

Mục đích điều tra

Để phát hiện ra những điểm còn tồn tại cả về nội dung, phương pháp và phương tiện, kĩ thuật dạy học, phát hiện những hạn chế của cả GV và HS khi dạy và học phần kiến thức này để từ đó đưa ra được các giải pháp khắc phục khó khăn khi tổ chức dạy học theo quan điểm giáo dục STEM nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đối với HS THPT miền núi.

Phương pháp điều tra

- Điều tra GV (thông qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp, tham khảo kế hoạch dạy học, dự giờ dạy trên lớp)

- Điều tra HS (thông qua phiếu điều tra, trao đổi trực tiếp, tìm hiểu thông qua các bài kiểm tra HS, quan sát HS trong các giờ lên lớp).

- Tham quan các phòng thí nghiệm vật lí, kho dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho dạy học

Đối tượng điều tra

- GV Vật lí và HS của các trường phổ thông ở các trường THPT Định Hóa và THPT Bình Yên trên địa bàn huyện Định Hóa

- Phòng thực hành vật lí và kho dụng cụ thí nghiệm các trường THPT nói trên.

Kết quả điều tra

Qua điều tra thực tế cho thấy, tại trường THPT Định Hóa và THPT Bình Yên trên địa bàn huyện Định Hóa, đa số giáo viên khi tham gia giảng dạy chương trình vật lý lớp 11- cơ bản đều cho rằng chương “Dòng điện trong các môi trường” là một trong những chương “khó dạy” nhất, gây nhiều khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Tôi xin trình bày một số khó khăn ghi nhận được từ quá trình khảo sát như sau:

* Đối với GV

Đa số giáo viên còn dạy chương này theo phương pháp thuyết trình cổ điển, nặng về thuyết giảng, mang tính chất truyền thụ kiến thức một chiềuvì chủ yếu vì cho rằng kiến thức chương này là khó đối với học sinh. Các kiến thức về ứng dụng thực tiễn được giảng dạy sơ sài, thiếu tính thực tế.

Có một số ít giáo viên thiết kế bài giảng điện tử trên nền powerpoint và bổ sung thêm các hình ảnh minh họa cho bài học.Chỉ khi có kì thi GV giỏi, hoặc thao giảng, các GV mới sử dụng thí nghiệm thực hoặc mô phỏng và bài giảng điện tử cũng như sử dụng phiếu học tập cho các nhóm HS thảo luận.

Trong các tiết học, GV lần lượt cố gắng thông báo kiến thức theo trình tự giáo trình đầy đủ chính xác nội dung, có chú ý tới việc nhấn mạnh kiến thức cơ bản. Tuy nhiên các kiến thức trình bày chủ yếu mang nặng tính áp dụng vào bài tập chứ chưa làm nổi bật mảng ứng dụng thực tiễn, các biệt một số GV đã bỏ qua phần ứng dụng thực tiễn hay cho HS tự tìm hiểu ở nhà, để dành thời gian trên lớp cho việc phân loại và giải bài tập.

1) Với câu hỏi: Trong quá trình dạy nội dung chương “Dòng điện trong các môi trường” Thầy/Cô có thường xuyên hướng dẫn HS vận dụng những kiến thức đã được học để giải quyết những tình huống thực tiễn?

Kết quả thu được cho thấy 12/14GV (chiếm xấp xỉ 86%) được phỏng vấn cho biết không thường xuyên hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết những tình huống thực tiễn; 2/14 GV (chiếm xấp xỉ 14%) được phỏng vấn cho biết cthuongf xuyên. Kết quả này chứng tỏ giáo dục STEM ở Huyện Định Hóa chưa được chú trọng và chưa được quan tâm.

2) Với câu hỏi: Thầy/Cô có thường xuyên tổ chức cho HS hợp tác để làm ra các sản phẩm trong quá trình học chương “Dòng điện trong các môi trường” ?

Kết quả thu được như sau: 9/14 GV(chiếm xấp xỉ 64%) được hỏi nói chưa bao giờ; 5/14GV (chiếm 36%) hiếm khi. Kết quả này cho thấy nếu giáo viên hiểu về quan điểm của giáo dục STEM thì sẽ thấy sự cần thiết của việc áp dụng STEM vào dạy học ở trường phổ thông để phát huy năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS

3) Với câu hỏi: Thầy/Cô có thường xuyên kết nối những kiến thức từ các môn Toán học, Công nghệ, Tin học, Hóa học, Sinh học, học trong quá trình dạy học nội dung chương “Dòng điện trong các môi trường”?

Kết quả thu được như sau: 4/14 GV (chiếm 28%) được hỏi cho biết hiếm khi áp dụng; 10/14 GV (chiếm 72 %) được hỏi thỉnh thoảng áp dụng. Kết quả này cũng phản ánh các giáo viên được phỏng vấn chưa được tiếp cận nhiều với giáo dục STEM

4) Với câu hỏi: Thầy (cô) việc vận dụng các phương pháp DH tích cực và tích hợp liên môn trong dạy học gặp khó khăn gì?(có thể chọn nhiều phương án)

Kết quả thu được như sau:

+ 12/14 (chiếm 91,1%) GV được phỏng vấn cho biết: Không đủ thời gian thực hiện vì lượng kiến thức cho mỗi tiết học còn nặng, số tiết đứng lớp của GV trong một tuần còn nhiều.

+13/14 (chiếm 93%) GV được phỏng vấn cho biết: Không đủ phương tiện dạy học. + 14/14 (chiếm 100%) GV được phỏng vấn cho biết:Mất nhiều thời gian thiết kế hoạt động dạy học .

+ 14/14 (chiếm 100%) GV được phỏng vấn cho biết: Học sinh sẽ rất hứng thú với cách dạy này vì học sinh được vận dụng những kiến thức để áp dụng vào thực tiễn và được tự tay thiết kế, chế tạo những sản phẩm, được trải nghiệm...

+ 9/14 (chiếm 64%) GV được phỏng vấn cho biết: Không phù hợp với trình độ của HS đặc biệt là đối tượng học sinh miền núi.

5) Với câu hỏi:Theo Thầy/Cô, giáo dục STEM là gì?

+ 11/14 GV chưa biết rõ, chỉ nghe nói đến nhưng chưa tìm hiểu + 3/14 GV có đọc nhưng chưa vận dụng tại trường học

Kết quả này cũng phản ánh các giáo viên được phỏng vấn chưa được tiếp cận nhiều với giáo dục STEM

* Đối với HS

Qua trao đổi và tìm hiểu học sinh trường THPT Định Hóa, THPT Bình Yên (Lớp 11A1, 11A2 trường THPT Định Hóa và 11A3 trường THPT Bình Yên) các em học sinh thường tỏ ra lúng túng khi cần trình bày các vấn đề, biểu hiện ở chỗ dùng từ ngữ không chuẩn xác, chưa đúng nghĩa hoặc câu trình bày không đúng ngữ pháp; đặc biệt HS e ngại bộc lộ quan điểm riêng trước một vấn đề cần phải chọn lựa. Học sinh cho rằng việc chú ý vào bài học là vì các bài tập phần này khó, quan trọng và vì “có các thầy cô đến dự giờ”. Cách học của các em phần lớn là thuộc lòng, học sinh thường tiếp thu bài một cách thụ động và ít được có cơ hội tham gia vào các hoạt động tích cực, tự lực chiếm lĩnh kiến thức. Hầu như không có các hoạt động tự lực tìm hiểu kiến thức, vận dụng vào thực tiễn và cũng không có các trao đổi mang tính hợp tác nhóm.

+ Là huyện miền núi cách xa thành phố 50km, điều kiện học tập còn chút khó khăn, Học sinh rất ít được tham gia hoạt động trải nghiệm vật lí nào về thiết kế và chế tạo các dụng cụ thí nghiệm nên khả năng của các em còn hạn chế khi giáo viên ra nhiệm vụ thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm.

Qua phiếu phỏng vấn tôi thu được kết quả như sau:

1) Với câu hỏi: Trong các giờ học vật lí trên lớp về nội dung chương “Dòng điện trong các môi trường”, em có được xem giáo viên tiến hành thí nghiệm vật lí không?

Kết quả thu được: 97/117 HS (chiếm 83%) nói rằng thầy (cô) thường xuyên sử dụng; . Kết quả này cho thấy GV sử dụng thí nghiệm, ứng dụng kĩ thuật vào quá trình dạy học Vật lí là thường xuyên. Trong thực tế khi trao đổi thêm với HS thì các em cho biết chủ yếu các thầy (cô) dùng thí nghiệm biểu diễn, các video hoặc thí nghiệm mô phỏng trong quá trình dạy học.

2) Với câu hỏi: Em có muốn làm các thí nghiệm trong chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 không?

Kết quả thu được: 13/117 HS (chiếm 11%) được hỏi cho biết bình thường; 40/117 HS (chiếm 34%) nói rằng thích; 64/117 HS (chiếm 55%) nói rất thích

Kết quả này cho thấy: HS rất hứng thú với các giờ học có thí nghiệm/ứng dụng kỹ thuật.

3) Với câu hỏi: Em có muốn tham gia vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 - cơ bản không?

Kết quả thu được:32/117 HS (chiếm 28%) được hỏi cho biết bình thường; 47/117 HS (chiếm 40 %) nói rằng tùy thuộc vào thí nghiệm; 38/117 HS (chiếm 32%) nói rất thích.

Kết quả này cho thấy: Các em mong muốn được trải nghiệm thực tế và muốn tự tay làm một thí nghiệm hay chế tạo một sản phẩm... Hầu hết các HS đều tỏ ra thích thú với giờ học thí nghiệm, giờ học được sự trải nghiệm, các giờ học theo định hướng giáo dục STEM

4) Với câu hỏi Nếu được tham gia vào hoạt động trải nghiệm của nội dung chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11- Cơ bản, em thích làm gì nhất?

Kết quả thu được:76/117 HS thích Thiết kế, chế tạo thí nghiệm; 59/117 thích luyện giải bài tập; 34/117 thích đọc thêm tài liệu mở rộng về các nội dung của chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11- cơ bản

Kết quả này cho thấy: Các em rất mong sau khi học lý thuyết thì được liên hệ, được áp dụng vào thực tiễn, có như vậy việc học lý thuyết mới có mục đích rõ ràng.

5) Với câu hỏi: Em có thể thiết kế và chế tạo các ứng dụng về một trong những nội dung của chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 không?

Kết quả thu được: 98/117 HS (chiếm 84%) được hỏi cho biết có thể tự thiết kế và chế tạo một sản phẩm nào đó. Kết quả này cho thấy: Các em không những mong muốn được ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn mà còn muốn các thầy cô tăng cường sử dụng thiết bị thí nghiệm và tăng cường trải nghiệm.

Căn cứ vào kết quả điều tra,căn cứ vào xu thế phát triển của giáo dục, dựa trên mong muốn của học sinh tại trường THPT Định Hóa và của bản thân đã thôi thúc tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài “Tổ chức dạy học chương “Dòng điện trong các môi

trường” theo quan điểm giáo dục STEM cho học sinh trung học phổ thông miền núi”

2.3. Mối quan hệ giữa mục tiêu, chương trình, nội dung phần “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11- cơ bản với quan điểm, mục tiêu, nội dung giáo dục STEM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương dòng điện trong các môi trường theo quan điểm giáo dục stem cho học sinh trung học phổ thông miền núi​ (Trang 38 - 42)