Kết quả hoạt động tín dụng tại Habubank

Một phần của tài liệu Đề tài " Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank” ppt (Trang 78 - 79)

Năm 2006, hệ thống mạng lưới của Habubank đã khao trương thêm 5 điểm giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm. Song song đó, Habubank còn tiếp tục phát triển, đưa ra các chính sách tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất. Sự thay đổi môi trường kinh doanh trong nước trước khi bước vào hội nhập WTO chính thức đã kéo theo nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế gồm cả cá nhân và doanh nghiệp. Habubank đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ cả về chiều sâu, trong đó dịch vụ cho vay khách hàng –là dịch vụ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Tính đến 31/12/2006, tổng dư nợ cho vay toàn ngân hàng là 6. 087. 385 tỷ đồng tăng 82. 7 % so với năm 2005.

Trong tổng dư nợ cho vay thì các dư nợ của các Công ty cổ phần, TNHH chiếm 59. 63 %, dư nợ cho cá nhân và hộ gia đình vay chiếm 26. 45 % bởi đây là những đối tượng khách hàng được ưu tiên và là mục tiêu lâu dài của Habubank. Tuy nhiên, Habubank vẫn rất chú trọng đến những loại hình cho vay khác nhằm đảm bảo nguồn thu nhập đều cho ngân hàng đồng thời đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các khách hàng.

Các chỉ tiêu cụ thể trong năm 2006:

Tổng dư nợ đến 31/12/2006: 70. 39 % cho vay ngắn hạn 29. 61 % cho vay trung, dài hạn

- Tổng dư nợ phân theo loại hình doanh nghiệp: 59. 63 % công ty CP, TNHH 9. 88 % DNNN

1. 41 % DN có vốn đầu tư nước ngoài 1. 06 % Hợp tác xã

1. 58 % Tổ chức tín dụng 26. 45 % cá nhân, hộ gia đình - Tổng dư nợ phân theo ngành kinh tế: 63. 51 % thương mại

3. 18 % sản xuất và chế biến, may mặc 6. 17 % xây dựng

1. 02 % vận tải và thông tin liên lạc 25. 92 % các ngành khác.

Đến 2007 Tổng dư nợ là: 8.143 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Đề tài " Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank” ppt (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w