4 3 Quản lý rủi ro tín dụng trong quy trình tín dụng.

Một phần của tài liệu Đề tài " Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank” ppt (Trang 54 - 55)

1. 3 Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.

1.2. 4 3 Quản lý rủi ro tín dụng trong quy trình tín dụng.

Quy trình nghiệp vụ cho vay gồm 4 phần tương đương với 4 giai đoạn của quá trình cho vay bao gồm: Quy trình xét duyệt cho vay, quy trình phát tiền vay, quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay và quy trình thu hồi nợ vay.

Trong đó quy trình xét duyệt cho vay và quy trình theo dõi sau vay là 1 trong những giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến mức độ rủi ro của khoản vay.

* Thẩm định vay

Trên cơ sở các hồ sơ đề nghị vay vốn mà khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định các nội dung sau:

- Kiểm tra hồ sơ nhằm đảm bảo hồ sơ của khách hàng đúng với quy định hiện hành của quy chế cho vay.

- Tiến hành thẩm định theo các nội dung sau: + Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng.

+ Thẩm định năng lực sản xuất kinh doanh, tài chính, năng lực hoạt động của khách hàng.

+ Thẩm định mặt kinh tế kỹ thuật của dự án. + Thẩm biện pháp bảo đảm tiền vay.

Việc thẩm định nhằm hạn chế rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng. • Kiểm tra theo dõi sử dụng vốn vay.

Để hạn chế rủi ro tín dụng các NH thường có 1 cơ chế giám sát sau khi cho giải ngân. Cụ thể bao gồm các nội dung sau:

- Trường hợp cần thiết phải bổ sung lực lượng để chất lượng khoản vay được đảm bảo chất lượng kiểm tra sử dụng vốn vay tốt nhất.

- Trường hợp phát hiện khoản vay có dấu hiệu rủi ro, cán bộ tín dụng cần báo cáo cấp trên để chủ động kiểm tra đột xuất.

- Trường hợp điều kiện thực tế của khoản vay không cho phép kiểm tra sử dụng khoản vay theo kế hoạch cần có những điều chỉnh phù hợp.

- Trường hợp khách hàng không hợp tác tạo điều kiện kiểm tra sử dụng vốn vay, cán bộ tín dụng cần thuyết phục khách hàng để đảm bảo thực hiện đúng việc kiểm tra sử dụng vốn vay theo kế hoạch.

- Tùy từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của từng khách hàng có thể kiểm tra các nội dung khác nhau. Cán bộ tín dụng cần phát huy tinh thần trách nhiệm cao, khôn khéo, chủ động trong công việc để có biện pháp kiểm tra thích hợp nhất.

Kiểm tra tín dụng không phải là công việc thừa, lãng phí mà rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của ngân hàng một cách lành mạnh. Nó không những giúp cho nhà quản lý nhận ra những vấn đề 1 cách nhanh chóng, mà còn có tác dụng kiểm tra thường xuyên xem cán bộ tín dụng có chấp hành đúng chính sách cho vay của NH hay không? Kiểm tra tín dụng còng giúp cho ban Giám đốc và hội đồng quản trị trong việc đánh giá toàn bộ tiềm ẩn rủi ro đối với NH, từ đó đề ra các biện pháp phòng chống còng như định hướng chính sách dự phòng và các chiến lược tăng vốn chủ sở hữu cua NH trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đề tài " Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng tại Habubank” ppt (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w