CỦA CÔNG TY
Một doanh nghiệp dù có nguồn tài chính dồi dào hay có công nghệ hiện đại, được đầu tư bởi các tập đoàn đa quốc gia, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng nếu thiếu đi lực lượng
29
lao động thì doanh nghiệp đó khó có thể phát triển và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh. Có thể nói nguồn lực con người là tài sản quý giá nhất và là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi doanh nghiệp.
Để xác lập giải pháp nguồn nhân lực cho doanh nghiệp đòi hỏi một cái nhìn tổng thể nội tại của doanh nghiệp và tác động “ngoại lực” của đối thủ cạnh tranh, môi trường kinh tế vĩ mô bằng phân tích SWOT:
Điểm mạnh – S
1. Đội ngũ quản trị bản lĩnh, đều là các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm
2. Lao động được tuyển mới nhưng đa số đều có tay nghề và khả năng tiếp thu và thích ứng cao.
3. Lãnh đạo công ty coi trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, xem đó là nền tảng phát triển bền vững.
4. Tiềm lực tài chính tốt, nguồn khách hàng dồi dào từ công ty mẹ, công nghệ dây chuyền được chuyển giao hiện đại và chuyên nghiệp, được khách hàng tín nhiệm cao ở thị trường thâm nhập.
5. Môi trường làm việc thân thiện, thuận lợi cho người lao động trong quá trình làm việc. Có khả năng thu hút lao động.
Điểm yếu - W
1.Thu nhập của người lao động chưa cạnh tranh so với mặt bằng chung. Chế độ phúc lợi và đãi ngộ cho người lao động không có điểm nổi bật với các doanh nghiệp trong vùng.
2. Trình độ nhân lực chưa đồng đều, một số chưa đáp ứng được nhu cầu công việc.
3. Năng lực lãnh đạo của một số quản trị cấp cơ sở còn yếu, thái độ, cách cư xử chưa đúng chuẩn mực.
4. Ý thức làm theo nhóm chưa cao, sự
phối hợp giữa các thành viên còn lỏng lẻo.
5. Quy trình giải quyết công việc đôi khi còn rập khuôn, mất nhiều thời gian.
6. Ban quản lý cấp cao chủ yếu là người nước ngoài nên có nhiều mâu thuẫn về văn hóa và gặp nhiều khó khăn trong việc tư
30
6. Chính sách nhân lực rõ ràng và được vấn pháp luật, không tin tưởng vào trình phổ biến rộng rãi cho người lao động. độ và kiến thức của nhân viên người Việt. Biên chế nhân sự ở các phòng ban rạch ròi
và chuyên nghiệp, công việc được tổ chức hiệu quả, không chồng chéo.
Cơ hội - O Thách thức - T
1. Hàng dệt may - da giày là ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, quy mô toàn ngành liên tục tăng trưởng; từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành công nghiệp phụ trợ, các chính sách hỗ trợ của chính phủ dành cho các doanh nghiệp phụ trợ dệt may – da giày như hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế đất; Tất cả các yếu tố trên đều có tác động tạo nhiều việc làm và ổn định cho người lao động.
2.Nền kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng, tình hình chính trị - xã hội ổn định.
3. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ sẽ giúp tăng năng suất lao động, giảm thời gian làm việc cho người lao động.
1. Cạnh tranh lao động ngày càng gay gắt từ các doanh nghiệp nhiều ngành khác nhau trong vùng mới đi vào hoạt động, với mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn.
2. Cơ hội việc làm ngày càng nhiều khiến một bộ phận không nhỏ người lao động có tư tưởng nhảy việc, tìm kiếm các môi
trường làm việc tốt hơn.
3. Thách thức cạnh tranh lao động từ
các doanh nghiệp ở các địa phương
khác có sức hút lao động như: Bình
Dương, Đồng Nai…
4. Chất lượng nhân lực đầu vào còn hạn
chế.
31