Triết lí nhân sinh của bộ môn Silat

Một phần của tài liệu SILAT – NGHỆ THUẬT đối KHÁNG cận CHIẾN của tộc NGƯỜI mã LAI ở ĐÔNG NAM á và ẢNH HƯỞNG của SILAT lên đời SỐNG TINH THẦN và vật CHẤT của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI mã LAI (Trang 27)

6 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Triết lí nhân sinh của bộ môn Silat

Theo Boulder Silat (n.d.), triết lí nằm ẩn sâu ở Silat là đây bộ môn võ thuật đề cao những bộ nguyên tắc hơn các kĩ thuật riêng lẻ. Nói theo cách khác, để thông thạo môn nghệ thuật này, người tập luyện phải nhận ra những lợi thế lẫn khuyết điểm nội tại của sự chuyển động từ cơ thể chính mình, chẳng phải bằng việc nhớ nằm lòng từng động tác một.

Có một bộ ba dòng thề mà từ các võ sinh đến võ sĩ lẫn võ sư phải luôn nằm lòng khi tập luyện và thi triển Silat, đấy chính là:

• Tôi là một cá nhân cao thượng.

• Tôi là một con người vinh danh đồng bào của tôi và biết tìm kiếm yên bình lẫn hữu tình trong thanh tịnh.

• Tôi là một chiến binh gìn giữ sự thật, đức tính trung thực, và công lí. Tôi luôn trụ vững trước những thách thức lẫn cám dỗ của dòng đời.

Ba dòng thề trên hàm chứa nhiều hơn những tầng ý nghĩa bề nổi của chúng. Hình ảnh chiếc thuyền lênh đênh trên biển, đối mặt với từng cơn sóng dữ được lồng ghép một cách tinh tế vào triết lí này của Silat. Ở đây chúng ta có thể liên hệ đến chương 2 khi bộ pháp chung của môn võ này được đề cập đến – sự di chuyển nhịp nhàng tựa hồ như một vũ điệu, hay nói đúng hơn là cách uốn mình theo từng con sóng của một chiếc thuyền ngụ khơi. Hình ảnh trên còn được hiểu với ý nghĩa là nội tại của người luyện tập Silat luôn sở hữu đầy đủ các phẩm chất để trở thành một người thầy, một người bạn và một người học trò. Tùy vào tình huống mà họ bộc lộ ra đúng vai trò cần thiết.

Một phần của tài liệu SILAT – NGHỆ THUẬT đối KHÁNG cận CHIẾN của tộc NGƯỜI mã LAI ở ĐÔNG NAM á và ẢNH HƯỞNG của SILAT lên đời SỐNG TINH THẦN và vật CHẤT của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI mã LAI (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w